Khám phá

Mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới

Argyle là mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới nằm ở Kimberley (Tây Bắc Australia). Argyle chiếm 90% trữ lượng kim cương hồng chất lượng cao trên thế giới. Đây là loại kim cương cực kỳ quý hiếm.

Hóa thạch họ hàng thú mỏ vịt cổ đại có thể lật lại lịch sử? / Mỏ kim cương lớn nhất thế giới, trữ lượng khổng lồ

Mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới
Viên kim cương Pink Legacy được Harry Winston mua với giá 49,9 triệu USD đã được chế tác thành nhẫn

Một nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Hugo Olierook từ Đại học Curtin (Australia) đã tìm ra nguồn gốc của số kim cương hồng khổng lồ tại hệ tầng Argyle, cũng như của nhiều loại kim cương màu trên thế giới. Đó là một sự kiện cực kỳ khủng khiếp: Sự tách đôi của bề mặt hành tinh trong một quá trình lớn, lâu dài và liên tục gọi là “kiến tạo mảng”.

Hệ tầng Argyle là nguồn cung cấp 90% kim cương hồng trên trái đất. Đó là một vị trí kỳ lạ cho sự hình thành kim cương: Ở rìa lục địa chứ không phải ở trung tâm, nơi mà hầu hết các mỏ kim cương đều có xu hướng tọa lạc ở đó.

Mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới
Kim cương hồng có màu sắc sặc sỡ vì cấu trúc tinh thể của chúng đã bị uốn cong

Nghiên cứu mới cho thấy, màu sắc kỳ lạ và địa chất kỳ lạ có thể đến từ một nguồn gốc tương tự, đó là kiến tạo mảng của trái đất khoảng 1,3 tỉ năm trước. Các nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu khác cho thấy rằng, những chuyển động lục địa quy mô lớn này cũng rất quan trọng trong việc đưa những viên kim cương có màu sắc khác lên bề mặt. TS Hugo Olierook cho biết: “Sự tan rã của các lục địa là cơ sở để đưa những viên kim cương này lên”.

Kim cương màu hồng khác với kim cương màu xanh hoặc màu vàng có màu từ các tạp chất như nitơ và boron. Ngược lại, kim cương hồng có màu sắc sặc sỡ vì cấu trúc tinh thể của chúng đã bị uốn cong. Khu vực Argyle cũng chứa rất nhiều viên kim cương màu nâu, chúng có màu sắc do cấu trúc tinh thể bị biến dạng lớn.

Mỏ kim cương Argyle đóng cửa vào năm 2020. Nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỷ trước, ngay sau khi phát hiện ra mỏ đá quý này, đã xác định tuổi của những tảng đá ở đó là khoảng 1,2 tỉ năm. Nhưng ngay cả những nhà khoa học thực hiện nghiên cứu ban đầu cũng không bị thuyết phục về con số đó do những hạn chế về mặt kỹ thuật.

 

Mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới
Kim cương hồng thô lớn nhất thế giới Lulo Rose, nặng 170 carat

Những kết quả mới này tiết lộ rằng, Argyle chứa kim cương hồng già hơn 100 triệu năm so với hiểu biết trước đây, tức là 1,3 tỉ năm tuổi. Điều này đưa ra nguồn gốc của nó ngay từ thời điểm bắt đầu tan rã của siêu lục địa Nuna.

Tất cả những biến động đó đã vẽ nên bức tranh hoàn chỉnh của sự ra đời kho kim cương độc nhất vô nhị: 1,8 tỉ năm trước. Hai mảnh vỏ trái đất cõng lục địa va chạm với nhau như một phần của sự hình thành Nuna, khiến kim cương giữ chúng bị chèn ép với áp suất khủng khiếp đến nỗi làm biến dạng các tinh thể, tạo nên màu hồng đẹp mắt.

Chính sự tan rã của Nuna, 500 triệu năm sau, đã đưa những viên kim cương lên bề mặt. Lục địa này không bị tách ra ngay tại Argyle, nhưng sự kéo dài tiếp diễn có khả năng làm suy yếu vết tích của vụ va chạm lục địa trước đó. Sự suy yếu này cho phép phun trào đá sâu, mang theo những viên kim cương màu hồng quý hiếm.

TS Hugo Olierook nói: “Quá trình rạn nứt dường như không chỉ xảy ra ở các rìa mà còn có vẻ xảy ra ở giữa các lục địa và đó có lẽ là điều khiến kim cương xuất hiện ở giữa chúng trong hầu hết các trường hợp”.

Việc theo dõi đường đi của kim cương từ lòng đất sâu lên bề mặt sẽ giúp hiểu rõ carbon xâm nhập và thoát ra từ bên trong trái đất như thế nào, do kim cương chủ yếu là carbon nguyên chất.

 

Mỏ kim cương hồng lớn nhất thế giới
Mỏ kim cương Argyle vẫn là một trong những khám phá kim cương quan trọng nhất trong lịch sử

Theo nhóm nghiên cứu, Argyle là một địa điểm khá độc đáo, nhưng có khả năng kim cương hồng sẽ được tìm thấy ở một số nơi khác trên trái đất. Vấn đề là nếu kim cương hồng hình thành ở rìa các lục địa, chúng sẽ có thể bị chôn vùi dưới rất nhiều đá và trầm tích bị xói mòn.

Như viên kim cương hồng thô lớn nhất thế giới Lulo Rose, nặng 170 carat được phát hiện bởi các thợ mỏ ở Angola vào năm 2022. Đây có thể trở thành viên kim cương đắt giá nhất trong lịch sử, bởi trọng lượng khổng lồ của nó là một yếu tố, nhưng màu hồng hiếm gặp cũng khiến Lulo Rose có giá trị cao.

Trước khi phát hiện ra viên kim cương Lulo Rose, viên kim cương hồng lớn và đắt giá nhất là Pink Star bán ở Hong Kong với số tiền 71,2 triệu USD. Viên kim cương nặng 132,5 carat nhưng được cắt thành 59,6 carat.

Nhiều người dự đoán viên viên kim cương Lulo Rose nặng 170 carat có thể sẽ soán ngôi Pink Star để trở thành viên kim cương đắt nhất lịch sử khi đấu giá kim cương trên thế giới.

Phát hiện mới không chỉ cho thấy nguồn gốc cực kỳ quý giá của kim cương hồng của Australia, mà còn góp thêm mảnh ghép quan trọng vào bức tranh còn nhiều bí ẩn của quá trình kiến tạo mảng, tuy đáng sợ nhưng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ổn định khí quyển và từ quyển, làm sự sống phát sinh, tiến hóa và được bảo vật.

 

Hiện nay, Nga là quốc gia sở hữu nhiều mỏ kim cương lớn nhất trên thế giới. Mỏ kim cương chính của Nga là Mir, nằm ở Yakutia, vùng Đông Bắc Siberia, sản xuất nhiều kim cương nổi tiếng. Mỏ kim cương Botswana tại Nam Phi hoặc mỏ kim cương Catoca của Angola là những mỏ kim cương có sản lượng khổng lồ...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm