Ngày nay, vì sao Đông lăng nhà Thanh vẫn còn người giữ mộ? Ai trả tiền cho họ?
Phát hiện mới về lương bổng của quan lại thời xưa, nhà Tần được trả hậu hĩnh nhất, triều đại này lại kiên quyết nói không / Những động vật có ngoại hình đáng sợ nhất trên thế giới, là nỗi khiếp sợ với nhiều người khi sở hữu 'mặt quỷ'
Thanh Đông Lăng là một công trình cổ kính, trang nghiêm. Đây là quần thể kiến trúc cổ lớn nhất và hoàn thiện nhất trong số những quần thể lăng mộ hoàng gia.
Từ thời nhà Thanh đến nay, nơi này đã chứng kiến sự thay đổi của các triều đại và thời đại. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu và sau khi Hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc chính thức chấm dứt. Thanh Đông Lăng không còn tác dụng gì và dần biến mất khỏi tầm mắt mọi người.
Nhưng trên thực tế, từ khi hoàn thành đến nay, Thanh Đông Lăng chưa bao giờ bị lãng quên. Vẫn luôn có một nhóm người canh gác nơi này. Dù nhà Thanh đã diệt vong 108 năm nhưng những người canh mộ vẫn như những ngọn đèn bất diệt ở đây.
Người Mãn Châu rất chú trọng đến việc hiến tế và tang lễ. Điều này đồng nghĩa với việc họ rất coi trọng lăng mộ.
Vào năm Thuận Trị thứ 18, việc xây dựng Thanh Đông Lăng bắt đầu. Phải đến năm Quang Tự thứ 34, việc xây dựng Định Đông Lăng ở Phổ Đà Dụ mới hoàn thành, nhưng quần thể lăng mộ quy mô lớn vẫn chưa xong.
Hoạt động xây dựng vĩ đại này kéo dài 247 năm. 5 vị hoàng đế là Thuận Trị, Khang Hy, Càn Long, Hàm Phong và Thuận Trị, cũng như nhiều hoàng hậu và phi tần, bao gồm cả Từ Hi Thái hậu đều được chôn cất ở đây. Điều này cho thấy nhà Thanh rất coi trọng việc "an nghỉ".
Người canh mộ ở Thanh Đông Lăng được lựa chọn rất cẩn thận. Họ chịu trách nhiệm trông coi, dọn dẹp, dân hương cho những người an nghỉ tại đây nên không thể cẩu thả. Vì phục vụ những hoàng đế cao quý nhất và các thành viên khác trong hoàng tộc nên người canh mộ cũng phải thuộc 3 kỳ là Chính Hoàng Kỳ, Tương Hoàng Kỳ và Chính Lam Kỳ. Sở dĩ yêu cầu như vậy cũng là để đảm bảo sự trong sạch của huyết thống và không có ý đồ bất trung, làm bất cứ điều gì trái với giới răn tổ tiên trong nghĩa trang.
Ngoài ra, những người trông lăng phải có thể lực tốt, sở hữu kỹ năng võ thuật để có thể chống lại bọn cướp bên ngoài. Theo ghi chép, hoàng đế Khang Hy đã đích thân lựa chọn những người canh giữ lăng mộ, đủ thấy việc này được coi trọng như thế nào.
Những người canh giữ lăng mộ được quản lý chặt chẽ. Công việc hàng ngày của họ là quét dọn lăng và thờ cúng thành kính đúng giờ mỗi ngày.
Là một bộ phận quan trọng thời nhà Thanh, tiền lương mà những người trông lăng nhận được do bộ phận chuyên trách đảm nhiệm. Lương mỗi người hàng năm là 24 lạng, hiện tại là 1,5 triệu NDT (hơn 5 tỷ đồng). Chức vụ giữ mộ chính thức là cha truyền con nối nên rất nhiều người mong muốn được làm công việc này.
Nhưng khi nhà Thanh sụp đổ, cuộc sống của những người canh mộ không còn được đảm bảo. Hầu hết mọi người phải rời khỏi Thanh Đông Lăng vì họ không thể trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít người kiên quyết bám trụ nơi này. Là hậu duệ hoàng gia, họ sẵn sàng bảo vệ phần mộ tổ tiên ngay cả khi cuộc sống nghèo khó.
Đến năm 1952, các chuyên gia khảo cổ học đã đến thăm Thanh Đông Lăng và thành lập trung tâm bảo vệ di tích văn hóa. Những người trông coi lăng mộ đã được chính phủ tiếp quản và một lần nữa, họ có thu nhập ổn định.
Cho đến nay, nơi con cháu của những người bảo vệ Thanh Đông Lăng cùng sinh sống đã trở thành Thị trấn bảo vệ Đông Lăng. Hiện đã có hơn 20.000 hậu duệ làm nhiều nghề khác nhau. Sứ mệnh bảo vệ Thanh Đông Lăng và sự hy sinh của cả gia đình với tổ tiên đã khắc sâu vào xương tủy họ.
Ngày nay lăng Thanh Đông Lăng đã trở thành danh lam thắng cảnh quốc gia cấp 5A và được nhà nước bảo vệ, dường như vị trí người trông mộ không còn cần thiết nữa.
Họ cũng đi theo nhịp độ của thời đại và thay đổi cách sống và làm việc, nhưng một số người trong số họ vẫn phục vụ Lăng mộ nhà Thanh. Phần lớn hướng dẫn viên du lịch, người soát vé, người dọn dẹp trong nghĩa trang đều là con cháu của những người giữ mộ.
- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Người phụ nữ phát hiện bức ảnh của ‘người song trùng’ 200 năm trước, làm dấy lên nghi vấn du hành thời gian