Khám phá

Tìm thấy gói mỳ được sản xuất năm 1994 trong mộ cổ hơn 2.000 năm, chuyên gia hét lớn lập tức gọi cảnh sát

Gói mỳ được tìm thấy trong mộ cổ vào năm 1994 khiến các chuyên gia kinh ngạc và lập tức gọi cảnh sát. Rốt cục có chuyện gì đằng sau?

Chuyện chưa kể về vùng đất không có bóng dáng loài chuột / Những hạt bụi được tạo ra thế nào?

Chỉ nhờ một gói mỳ nhưng có thể phát hiện ra cả một vụ trộm mộ gây chấn động hóa ra là có thật. Câu chuyện dưới đây là minh chứng.

Vào tháng 4/1994, một vụ cướp cổ vật nghiêm trọng ở thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã gây chấn động ở quốc gia này. Cụ thể, tại thôn Quách Điếm, trấn Kỷ Sơn, huyện Sa Dương, tỉnh Hồ Bắc, trên cánh đồng hoa cải dầu, nằm cách quốc lộ khoảng 1 km về phía Tây, có một cái hố lớn với đường kính hơn 1 mét trên mặt đất.

>> Xem thêm: Bí ẩn cổ vật quý giá trị hơn 3.300 tỷ đồng nhưng “vô dụng”

Khi người dân địa phương đi ngang qua, họ đã phát hiện ra cái hố này và sau đó thông báo cho cán bộ thôn.

Vì nằm ở nơi có di tích văn hóa rất quan trọng, cán bộ thôn và người dân ở đây luôn có tinh thần cảnh giác, nên đã nhanh chóng báo vụ việc lên công an thị trấn. Lực lượng chức năng cùng với các nhà khảo cổ đã nhanh chóng được cử đến hiện trường.

Hóa ra cái hố này là một đường hầm được đào thông với ngôi mộ được đặt tên Quách Gia Cương số 1.

>> Xem thêm: Khai quật ngôi mộ vỏn vẹn 31m2 nhưng vàng ở đâu cũng có, chuyên gia: "Chỉ 1 viên ngọc đã ngang giá hàng trăm biệt thự"

Gói mỳ năm 1994 tiết lộ manh mối quan trọng

Tìm thấy gói mỳ được sản xuất năm 1994 trong mộ cổ hơn 2.000 năm, chuyên gia hét lớn lập tức gọi cảnh sát - Ảnh 1.

Việc tình cờ tìm thấy gói mỳ ăn liền trong ngôi mộ cổ giúp các nhà khảo cổ phát hiện ra sự bất thường.

Khi đến hiện trường, bất chấp mặt đất lầy lội, các chuyên gia bước vào trong đường hầm sâu hơn 5 mét dẫn vào ngôi mộ cổ. Thứ đầu tiên các nhà khảo cổ nhìn thấy làmột vật thể màu đỏ.Khi nhặt lên, hóa ra đây làmột gói mỳ ăn liền. Khi nhìn vào thời gian sản xuất gói mỳ vào năm 1994, một chuyên gia lập tức hét lớn: "Hỏng rồi, nó bị kẻ trộm bỏ lại". Tiếng hét của chuyên gia khiến mọi người kinh ngạc, trong đó có lực lượng cảnh sát.

Quả nhiên, khi tiến vào ngôi mộ cổ, họ phát hiện tất cả mọi ngóc ngách trong ngôi mộ cổ đều đã bị kẻ trộm phá hủy. Các chuyên gia cũng tìm thấy có mảnh lụa và những mảnh vỡ bằng sứ, mảnh vỡ của quan tài.

>> Xem thêm: Nghĩa địa chứa nhiều bộ xương 1.300 năm tuổi, cùng chết trong nghi thức tôn giáo

Tìm thấy gói mỳ được sản xuất năm 1994 trong mộ cổ hơn 2.000 năm, chuyên gia hét lớn lập tức gọi cảnh sát - Ảnh 2.

Nhiều cổ vật, di vật văn hóa cách đây hơn 2.000 năm bị phá hủy, hư hại nghiêm trọng do bị bọn trộm mộ tấn công.

 

Tuy nhiên, điều gây phẫn nộ nhất làbộ hài cốt của một người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc nước Sở thời Chiến Quốcđược bảo quản tốt nhưng đã bị bọn trộm mộ hủy hoại. Những tên trộm liều lĩnh này đã có những hành động tàn nhẫn như nhổ tóc, bóc hết quần áo lụa, buộc dây vào cổ kéo bộ hài cốt 2.400 năm trên đất và cuối cùng là vùi xuống cái hố đầy bùn đất cách ngôi mộ khoảng hơn 30 m.Giá trị của các di vật trong ngôi mộ này là không thể ước tính, các chuyên gia cho hay.

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng, một ban chuyên án gồm hơn 10 người đã được thành lập. Sau đó, cảnh sát cuối cùng cũng xác định nhóm kẻ trộm ngôi mộ số 1 Quách Gia Cương do người dân ở gần đó tên là Lý Nghi Hải, Quách Thủ Bình cầm đầu.

>> Xem thêm: Quốc bảo 2.600 năm, cứ đổ nước là sinh vật bên trong chuyển động

Tìm thấy gói mỳ được sản xuất năm 1994 trong mộ cổ hơn 2.000 năm, chuyên gia hét lớn lập tức gọi cảnh sát - Ảnh 3.

Đoạn dây thừng được tìm thấy trên cổ của hài cốt sau 39 ngày bị vùi sâu dưới hố bùn.

 

Lưc lượng chức năng ở huyện Sa Dương đã bắt được tất cả 23 tên trộm mộ và thu hồi được hơn 20 văn vật, di vật văn hóa rất có giá trị. Theo lời khai của nhóm trộm mộ, kể từ tháng 2/1994 đến khi cảnh sát tìm được hài cốt của nữ quý tộc 2.400 năm tuổi thì hài cốt cũng đã bị chôn vùi trong hố bùn đất được 39 ngày.

Khi được tìm thấy, thi thể này đã bị nhiều tổn hại, quần áo bằng lụa tinh xảo bị lấy cắp, da dẻ đã chuyển thành màu đen do dính bùn đất lâu ngày, tay, chân xuất hiện hư tổn, tóc cũng bị kéo đứt khá nhiều. Đặc biệt, trên cổ của bộ hài cốt này vẫn còn có một sợi dây thừng do bọn trộm mộ để lại. Điều này khiến những người có mặt tại đó vừa đau xót, vừa phẫn nộ.

Báu vật 2.400 năm hiếm có

Tìm thấy gói mỳ được sản xuất năm 1994 trong mộ cổ hơn 2.000 năm, chuyên gia hét lớn lập tức gọi cảnh sát - Ảnh 4.

Hài cốt của nữ quý tộc nước Sở vẫn còn gần như nguyên vẹn, da có sự đàn hồi sau 2.400 năm

Nhận được tin báo, Cục Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia đã cử 26 nhà khảo cổ học đến để xác định về hài cốt trong ngôi mộ cổ được cho là từ thời Chiến Quốc. Theo các chuyên gia,thi thể của nữ quý tộc cao 1m62 vẫn chưa bị phân hủy hoàn toànvà da vẫn còn đàn hồi, các khớp tay, chân vẫn có thể co giãn sau 2.400 năm. Một số chuyên gia còn gọi hài cốt của người phụ nữ cách đây 2.400 năm này là "một báu vật quốc gia quý hiếm", có giá trị nghiên cứu về lịch sử, khoa học và nghệ thuật vô cùng cao.

 

Vì vậy, đây có thể là hài cốt cổ nhất ở Trung Quốc được phát hiện trong tình trạng khá hoàn chỉnh về ngoại hình. Nếu không bị bọn trộm mộ hủy hoại, hài cốt của nữ quý tộc này đã không bị tổn hại nhiều đến như vậy.

Với sự hợp tác của cảnh sát và người dân địa phương, những tên trộm mộ đã bị bắt. Đến ngày 23/5/1995, Tòa án Nhân dân cấp cao tỉnh Hồ Bắc đã đưa ra phán quyết cuối cùng cho những kẻ trộm mộ. Trong đó, những tên trộm cầm đầu là Quách Thủ Bình, Lý Lập Tân và Lý Hoa đều bị kết án tử hình. Riêng có kẻ cầm đầu khác tên là Lý Nghi Hải đã bỏ trốn hơn 20 năm và cuối cùng bị bắt vào năm 2017. Vụ án trộm mộ này cũng chính thức khép lại sau 23 năm.

Tìm thấy gói mỳ được sản xuất năm 1994 trong mộ cổ hơn 2.000 năm, chuyên gia hét lớn lập tức gọi cảnh sát - Ảnh 5.

Điều khiến nhiều nhà khảo cổ học nuối tiếc nhất là việc hài cốt của nữ quý tộc nước Sở và nhiều cổ vật bị hư hại sau vụ án trộm mộ năm 1994.

Cơ quan chức năng đã phá được vụ án trộm mộ. Tổng cộng 24 người gồm những kẻ cầm đầu và những người tham gia đều đã bị bắt, đồng thời các di vật văn hóa cũng được thu hồi. Tuy nhiên, hài cốt của nữ quý tộc và nhiều di vật văn hóa quan trọng trong ngôi mộ thời Chiến Quốc bị hư hại, phá hủy đã trở thành một sự tiếc nuối đối với giới khảo cổ học.

 

Đến nay, hài cốt của người phụ nữ thời Chiến Quốc vẫn được bảo quản tại Bảo tàng thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc.

Hồ Bắc là trung tâm của văn hóa nước Sở, một chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu, Chiến Quốc, với nhiều di tích văn hóa lịch sử. Tỉnh Hồ Bắc có hơn 15.000 di tích văn hóa, trông đó có 20 đơn vị bảo vệ di tích văn hóa trọng điểm quốc gia và 154 đơn vị bảo vệ di tích văn hóa tỉnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm