Khai quật ngôi mộ vỏn vẹn 31m2 nhưng vàng ở đâu cũng có, chuyên gia: "Chỉ 1 viên ngọc đã ngang giá hàng trăm biệt thự"
Chất lỏng lạ 3.000 năm tuổi trong mộ cổ tại Trung Quốc khiến nhiều người kinh ngạc / Khám phá vật kỳ lạ trong ngôi mộ tồi tàn thời chắt nội Tào Tháo
Ngôi mộ kỳ lạ "lộ diện" sau tiếng nổ
Các chuyên gia khảo cổ cho biết mặc dù diện tích của ngôi mộ cổ khá nhỏ nhưng bảo vật bên trong vừa có số lượng lớn vừa có giá trị "khủng".
Mùa xuân năm 2000, một vụ nổ lớn đã xảy ra ở thôn Đại Hồng, thị trấn Trường Than, huyện Chung Trường, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tuy lúc đó vào đúng dịp Tết âm lịch nhưng tiếng nổ kia hoàn toàn khác với tiếng pháo nên dân làng vô cùng hoang mang. Ngay lập tức, cảnh sát được điều động đến, mọi người kéo đến nơi phát ra tiếng nổ thì phát hiện trên mặt đất xuất hiện một hố đen. Hố này không sâu, bên dưới còn có một ngôi mộ cổ. Trưởng làng liền liên hệ với Cục Di tích Văn hóa tỉnh để thông báo tình hình.
Một nhóm chuyên gia khảo cổ đã tới hiện trường, họ đã xác nhận đây đích thực là một ngôi mộ cổ. Vì thế một cuộc khai quật cứu hộ đã lập tức được tiến hành.
Ban đầu, cuộc khai quật diễn ra không suôn sẻ vì cấu trúc của ngôi mộ quá vững chãi. Các chuyên gia buộc phải phá bỏ một cổng đá khổng lồ của ngôi mộ. Thế nhưng, họ lại cho rằng đây cũng là một tín hiệu tốt cho thấy bên trong ngôi mộ sẽ không bị ảnh hưởng bởi vụ nổ. Vui mừng chưa được bao lâu, các chuyên gia lại rơi vào thất vọng, phía sau cánh cổng là một ngôi mộ khá nhỏ. Sau khi đo đạc, diện tích của nó được xác định là 31m2.
Ngôi mộ còn ngập nước khá sâu. Các nhà khảo cổ học đã nghĩ rằng một ngôi mộ nhỏ như này ắt hẳn không có nhiều đồ tùy táng, hơn nữa chúng bị ngâm trong nước lâu như vậy có thể đã bị hư hỏng nhiều. Chuyến khai quật lần này rõ ràng là "mất nhiều hơn được". Tuy nhiên, các chuyên gia quyết định đưa vài chiếc máy bơm công suất lớn vào, họ muốn tìm ra chủ nhân của ngôi mộ này là ai.
Chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Sau đó, họ đã tìm thấy văn bia bên trong ngôi mộ. Văn bia này cao khoảng 1.17 mét áp sát vào mặt tường thứ tư, phần chữ trên bia chia làm 2 phần, một phần ghi "Lương Trang Vương chi mộ", một phần ghi "Lương Trang Vương Phi khoảng chi văn". Hóa ra đây là lăng mộ của Lương Trang Vương Chu Chiêm Vỹ - một vị hoàng tử của triều đại nhà Minh cùng vợ của ông. Theo cuốn "Minh Sử", Lương Trang Vương là người con thứ 9 của Minh Nhân Tông, hoàng đế thứ tư của nhà Minh. Chu Chiêm Vỹ được phong tước vương vào năm Vĩnh Lạc thứ 22. Phủ đệ của ông ở An Lục Châu (nay thuộc thuộc Chung Trường, Hồ Bắc). Sau đó, do ông không có con trai nên mất tước. Ông chỉ có hai người con gái là Tân Ninh quận chúa và Ninh Viễn quận chúa.
Sau khi biết thông tin này, các nhà khảo cổ học đã rất vui mừng. Thậm chí có người còn không giấu được sự phấn khích mà nói: "Cứ tưởng ngôi mộ nhỏ bé này sẽ chẳng tìm được gì, hóa ra chúng ta lại vớ được món hời lớn". Tại sao các chuyên gia lại hào hứng với ngôi mộ của Lương Trang Vương như vậy?"Vàng bạc ở đâu cũng có, một viên ngọc đáng giá cả trăm biệt thự"
Nguyên nhân khiến các chuyên gia vô cùng vui mừng khi biết ngôi mộ đó của Lương Trang Vương là bởi ông là một vị thân vương. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng "Chết cũng như sống", nghĩa là sau khi chết con người vẫn tiếp tục cuộc sống dưới cõi âm. Vì thế, người xưa thường đặt rất nhiều đồ dùng và đồ quý giá chôn cùng người chết. Hơn nữa, Lương Trang Vương còn không có con trai. Điều này cho thấy phần lớn tài sản của ông sẽ được chôn trong ngôi mộ.
Không ngoài dự đoán, sau khi làm sạch lớp bùn, các món đồ tùy táng đã bắt đầu lộ diện. Theo miêu tả của các nhà khảo cổ có mặt ở trong ngôi mộ lúc bấy giờ,vàng bạc châu báu ở khắp nơi. Có thể nói đây là ngôi mộ sang trọng nhất mà họ từng thấy, với số lượng đồ tùy táng lớn như vậy thì quy mô không kém gì các bậc đế vương. Dù nó chỉ có 31m2 nhưng ngôi mộ của Lương Trang Vương lại chứa một lượng di vật văn hóa khổng lồ. Sau khi kiểm đếm, trừ những món đồ nhỏ và lẻ, các chuyên gia đếm được 5.300 di vật văn hóa có giá trị cao.Hầu hết chúng là vàng, bạc, ngọc, đá quý, đồ sứ.
Các món trang sức khảm đá quý nếu quy đổi khối lượng thì ước tính là 16kg, số lượng bạc là 13kg và đá quý là 14kg. Một thỏi vàng được ước tính giá trị lên tới 1.000.000 NDT (hơn 3,3 tỷ đồng).
Số viên đá quý được dùng để khảm lên đồ trang sức là 700. Chủng loại đá quý cũng phong phú như hồng ngọc, ngọc bích, ngọc lục bảo và ngọc mắt mèo. Chúng đều là loại đá quý có chất lượng cao nhất. Đặc biệt, trong đó cómột viên ngọc sapphire nặng tới 200 carat được xác nhận lớn nhất được tìm thấy ở Trung Quốc.
Một số món bảo vật trong mộ được cho là từ ngoại quốc du nhập vào. Trong số các hiện vật thì một chiếc đế bằng vàng bên trên là một khối phỉ thủy được chế tác vô cùng tinh xảo. Ngoài ra, những chiếc đai vàng khảm ngọc khắc hình rồng cũng được đánh giá rất cao về tay nghề của người thợ thủ công. Theo nhận định của các chuyên gia, những món vàng bạc châu báu trong mộ Lương Trang Vương đều có thể coi như bảo vật quốc gia. Giá trị của chúng có thểtương đương hàng nghìn, chục nghìn tỷ đồng, với số tiền đó có thể mua hàng trăm căn biệt thự cao cấp.
Có thể nói, việc khai quật mộ của Lương Trang Vương và đưa những món bảo vật ra ánh sáng là một sự kiện trọng đại của giới khảo cổ Trung Quốc ở thời điểm đó. Đồng thời, những món bảo vật này cũng đã giúp thế hệ sau hiểu thêm về cuộc sống của hoàng tộc thời nhà Minh. Thế nhưng vì sao một vị thân vương như Lương Trang Vương lại có một gia tài sánh ngang với hoàng đế?
Tại sao một vương gia lại sở hữu khối tài sản ngang hoàng đế?
Theo các chuyên gia khảo cổ học, Lương Trang Vương có nhiều tài sản khủng như vậy là bởi ông sống dưới thời thịnh trị của nhà Minh. Khi cha ông qua đời, anh cả của ông là Chu Chiêm Cơ lên ngôi, tức vua Minh Tuyên Tông đã chiếu ban cho các vị vương gia, cũng là các em trai của mình như Việt Tĩnh Vương, Trịnh Tĩnh Vương, Tương Hiến Vương, Hoài Tĩnh Vương số của cải tương ứng với 5 vạn lượng bạc, riêngLương Trang Vương được ban nhiều gấp đôi.
Những món đồ mà Lương Trang Vương nhận được đều do Trịnh Hòa, một nhà thám hiểm nổi tiếng của triều đình thu thập. Ông là người được Minh Thành Tổ trao cho quyền chỉ huy một hạm đội thuyền lớn với nhiệm vụ đi ra biển để khám phá và tìm hiểu về các quốc gia khác. Theo cuốn "Doanh Nhai Thắng Lãm" của tác giả Mã Hoan thời nhà Minh, hạm đội của Trịnh Hòa đã mua rất nhiều các loại đá quý từ nhiều nơi, trong đó có cả các loại như ngọc lục bảo, hồng ngọc... Đó là lý do vì sao ngôi mộ của Lương Trang Vương lại có nhiều vàng bạc châu báu và đá quý như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Cô gái vừa xấu vừa kiêu giỏi cỡ nào mà làm Gia Cát Lượng nhất quyết 'trồng cây si' đòi cưới?
Lão nông nhặt được viên đá đen, sau đó tìm thấy 'kho báu' hơn 347.000 tỷ đồng
Người phụ nữ phát hiện bức ảnh của ‘người song trùng’ 200 năm trước, làm dấy lên nghi vấn du hành thời gian