Khám phá

Trong 'Tam Quốc', vì sao sau khi giết Lã Bố xong Tào Tháo không dám chiếm đoạt Điêu Thuyền dù là mỹ nhân 'khuynh quốc khuynh thành'?

Tác phẩm "Tam quốc Diễn nghĩa" miêu tả Điêu Thuyền là mỹ nhân làm thay đổi lịch sử Trung Hoa cổ đại khi khiến liên minh Đổng Trác - Lữ Bố bị tan rã. Trong khi Tào Tháo được miêu tả là vị tướng tài giỏi, có tính đa nghi và “khét tiếng” với thú vui quái đản là cướp vợ người khác.

5 nhân vật thần cơ diệu toán khiến Tư Mã Ý phải ‘khiếp sợ’, Gia Cát Lượng chỉ đứng ở vị trí thứ 3 / Chân dung nghĩa tử của Tào Tháo: Trở thành Gia Cát Lượng phiên bản Tào Ngụy, thậm chí còn lợi hại hơn cả Gia Cát Lượng phiên bản gốc

Điêu Thuyền không phải nữ tướng tài giỏi nhưng sắc đẹp của nàng lại được xem là thứ vũ khí mạnh nhất của thời Tam Quốc. Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", Điêu Thuyền được miêu tả là một mỹ nhân xinh đẹp, giỏi ca múa, khéo cư xử. Nàng là một trong "Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa" và là một nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa".

tam quốc diễn nghĩa, điêu thuyền, tào tháo, lã bố

Ảnh minh họa

Dù không tìm thấy bất cứ ghi chép nào về xuất thân của mỹ nữ lừng danh này, song nhiều truyền thuyết dân gian lại cho rằng Điêu Thuyền vốn họ Nhậm, tên là Hồng Xương. Theo một số tài liệu sử, nàng là con nuôi trong nhà của Tư đồ Vương Doãn, và cũng chịu số phận éo le giống Tây Thi.

tam quốc diễn nghĩa, điêu thuyền, tào tháo, lã bố

“Tam quốc Diễn nghĩa” đã ghi lại nhiều câu chuyện về việc Tào Tháo vì mê đắm vợ người rồi tìm mọi cách để chiếm đoạt. Thậm chí, tật xấu này còn khiến ông ta suýt mất mạng, con trai và cháu trai phải chết thảm.

Đó là sự việc xảy ra tại Uyển Thành khi quân Tào đang đánh chiếm thành này. Khi đó, Tào Tháo phát hiện ra thím của Trương Tú là Châu thị vốn là một góa phụ có nhan sắc hơn người nên liền mang nàng ta về ân ái. Điều này khiến Trương Tú - người đang nắm giữ Uyển Thành vốn đã quy hàng, nhưng vì quá uất ức mà đã nổi dậy làm phản.

tam quốc diễn nghĩa, điêu thuyền, tào tháo, lã bố

Trong trận binh biến tại Uyển Thành ấy, quân Tào thất bại thảm hại. Tào Tháo không chỉ trúng tên bị thương nặng súy chết mà còn mất đi người con trưởng là Tào Ngang, cháu trai Tào An Dân và tướng Điển Vi. Tuy nhiên, đó không phải là lần duy nhất Tào Tháo “lĩnh đạn” vì cướp vợ người ta.

 

tam quốc diễn nghĩa, điêu thuyền, tào tháo, lã bố

Háo sắc, bệnh hoạn là vậy, nhưng điều kỳ lạ là sau khi giết được Lã Bố, Tào Tháo lại không dám chiếm đoạt Điêu Thuyền cho mình. Chắc chắn phải vì điều gì đó Tào Tháo mới hành động như vậy?

Câu trả lời xuất phát từ tính cách đa nghi, sự đề phòng cao độ, giỏi nhìn người và dùng người đồng thời tham vọng bá chủ mạnh mẽ của Tào Tháo.

tam quốc diễn nghĩa, điêu thuyền, tào tháo, lã bố

Cụ thể, từ cuộc đời của Điêu Thuyền, Tào Tháo đã nhìn ra sự nguy hiểm khôn lường của "hồng nhan họa thủy".

 

Năm xưa, nàng vì báo đáp ân tình của Vương Doãn mà chấp nhận tham gia vào "Liên hoàn kế", hy sinh bản thân để quyến rũ Đổng Trác, Lã Bố.

tam quốc diễn nghĩa, điêu thuyền, tào tháo, lã bố

Sau khi thấy Lã Bố liều lĩnh giết chết nghĩa phụ vì mình, Điêu Thuyền lại cảm động mà sẵn lòng đi theo Lã Bố dù biết rằng sẽ phải chịu đựng muôn vàn gian khổ, hiểm nguy. Tất cả những điều này cho thấy, Điêu Thuyền vốn rất thông minh, khôn ngoan nên mới có thể lừa dối cả Vương Doãn, Lã Bố và sống bên cạnh họ.

Giữ một mỹ nhân như vậy bên mình chẳng khác nào giữ lại một mầm tai họa. Có lẽ, sau nhiều lần cân nhắc, Tào Tháo đã cam chịu buông tay trước Điêu Thuyền. Bởi trong lòng Tào Tháo, thống nhất tam quốc mới là điều ông ta khao khát nhất.

tam quốc diễn nghĩa, điêu thuyền, tào tháo, lã bố

Một điển tích khác còn viết, sau khi đánh bại Lã Bố, Tào Tháo quyết định muốn chiếm đoạt Điêu Thuyền làm lẽ của mình. Tào Tháo vẫn luôn nghe nói Điêu Thuyền đẹp nổi tiếng, muốn được chiếm hữu mỹ nhân này bên mình. Thế nên hắn ra lệnh cho tướng của mình đi đón vợ của Lã Bố. Nhưng người của Tào Tháo bỏ đi rồi quay lại bảm báo không thể để Điêu Thuyền về phục vụ cho hắn. Tào Tháo tức giận liền mắng vị tướng này.

 

tam quốc diễn nghĩa, điêu thuyền, tào tháo, lã bố

Tuy nhiên vị tướng này cho biết khi đi đã nhìn thấy Lã Bố đã bị đẩy đến pháp trường để xử tử. Tuy nhiên, trước khi chết, toàn thân Lã Bố đầy vết loét, đầu đặc biệt nổi mụn nước và đốm đỏ, mùi hôi rất kinh khủng. Đây là loại bệnh có tên "hoa ban tiết long" rất dễ lây lan. Bởi lo ngại bệnh của Lã Bố có thể đã lây cho Điêu Thuyền, vì vậy vị tướng của Tào Tháo không dám liều lĩnh mang mỹ nhân vào lều dể phục vụ hăn vì sợ gặp rắc rối.

Tào Tháo nghe xong liền sửng sốt và ra lệnh thả Điêu Thuyền đi. Từ đó trở đi, Tào Tháo không còn ý nghĩ muốn sở hữu Điêu Thuyền.

tam quốc diễn nghĩa, điêu thuyền, tào tháo, lã bố

Một điển tích khác còn viết sau khi đánh bại Lã Bố và cướp được người đẹp, Tào Tháo tặng Điêu Thuyền cho Quan Vũ song lại ngầm gả nàng cho Lưu Bị nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Lưu và Quan. Biết được mưu đồ ấy, Quan Vũ liền ra tay giết chết mỹ nhân này.

 

Cũng có tài liệu ghi chép rằng, từ lúc Lã Bố chết, Điêu Thuyền được Tào Tháo mang về Hứa Xương làm tì nữ trong phủ Thừa tướng. Vào thời điểm Tào Tháo dâng 10 mỹ nữ cho Quan Vũ, trong đó có Điêu Thuyền thì Quan Vũ bèn quay lưng làm ngơ.

Về số phận của Điêu Thuyền, không ai biết rằng nàng đã ra sao sau khi Lã Bố bị giết ở lầu Bạch Môn. Tuy nhiên, nhan sắc khuynh thành của Điêu Thuyền vẫn được khen ngợi và xếp vào trong tứ đại mỹ nhân nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm