Vì sao động vật hoang dã không ăn muối mà vẫn sống bình thường, nhưng con người thì không?
Ngắm nhìn vẻ đẹp của các loài động vật màu đen huyền bí / Những loài động vật thời tiền sử khổng lồ đáng kinh ngạc từ Trái Đất cổ đại
Muối không chỉ làm tăng vị mặn mà còn đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, chẳng hạn như cải thiện sự cân bằng nước trong cơ thể, điều chỉnh sự hấp thụ chất dinh dưỡng...
Một người không nạp đủ muối sẽ gây ra nhiều phản ứng bất lợi khác nhau. Nhưng tại sao động vật sống trong tự nhiên lại có thể không ăn muối? Cơ thể con người đặc biệt hơn động vật? Thời nguyên thủy chưa có muối, làm sao con người tồn tại được?
Động vật có cần ăn muối không?Muối, hay đó chính là natri clorua. Dù là người hay động vật thì việc bổ sung muối đều thực sự cần thiết, vì muối là một phần không thể thiếu của cơ thể để duy trì sự sống.
Chỉ là con người ăn muối một cách “hào phóng và công khai”, còn động vật thì ăn muối một cách “bí mật”, nhìn bề ngoài thì có vẻ như không bao giờ ăn muối nên bị con người hiểu lầm.
Động vật “bí mật” ăn muối bằng cách nào?Lượng muối ăn vào chủ yếu liên quan mật thiết đến chế độ ăn của động vật, chẳng hạn như động vật ăn thịt, như hổ và sư tử.
Vì thức ăn của chúng (thịt) có chứa một lượng muối nhất định, nên không cần bổ sung thêm muối.
Nhưng động vật ăn cỏ thì không dễ dàng như vậy. Bởi vì rễ, thân và lá của thực vật có ít natri clorua, vì vậy động vật ăn cỏ cần bổ sung muối thông qua các cách khác.
Cách nạp muối thông thường nhất của động vật sống trong tự nhiên là liếm natri clorua trong đất hoặc khoáng chất mặn-kiềm tự nhiên.
Nếu là động vật nuôi nhốt như ngựa, trâu bò, cừu thì người ta mua loại gạch đặc biệt, nếu cần thêm muối thì chỉ cần liếm trực tiếp là được. Đôi khi, một số gia súc và dê cũng sẽ ăn đất hoặc liếm đá trong khi chăn thả, mục đích của việc này là bổ sung muối.
Trong các vườn thú hoặc trên TV, chúng ta thường có thể thấy những con khỉ "bắt rận" cho nhau và cho thứ gì đó vào miệng. Thực ra, chúng không hẳn đang bắt chấy rận mà đang tìm kiếm những hạt muối trên da và dưới những lớp lông.
Khỉ vốn có bản tính hiếu động, hàng ngày đổ mồ hôi rất nhiều, sau khi mồ hôi bay hơi sẽ xuất hiện rất nhiều hạt muối trên cơ thể. Khi khỉ cảm thấy cơ thể thiếu muối, chúng sẽ tìm kiếm những hạt muối trên người nhau.
Thực tế cho thấy, dù sử dụng phương pháp nạp muối nào thì người hay động vật đều không thể thiếu muối, nhưng tần suất và lượng ăn vào của con người tương đối lớn hơn.
Tại sao nhu cầu nạp muối của con người lại “đặc biệt” như vậy?Tổ chức y tế khuyến cáo một người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 5 gam muối mỗi ngày. Nhưng theo khảo sát, lượng muối ăn vào của hầu hết mọi người đều vượt quá tiêu chuẩn một cách nghiêm trọng với con số gần gấp đôi.
Thực chất điều này là do tuyến mồ hôi của chúng ta chưa phát triển tốt. Thời tiết nắng nóng hoặc sau khi vận động rất dễ ra mồ hôi. Mồ hôi sẽ lấy đi rất nhiều muối trong cơ thể nên cần được bổ sung. Nhờ thế, lượng muối trong cơ thể chúng ta mới có thể được duy trì sự cân bằng.
Một điểm nữa là xã hội loài người không ngừng phát triển, thực phẩm và phong cách ăn uống cũng thay đổi theo. Bằng một cách nào đó, lượng muối được nạp vào cơ thể con người ngày càng nhiều hơn. Từ đó dẫn đến sự thích ứng trong cơ thể và thói quen ăn mặn.
Làm thế nào người nguyên thủy tồn tại khi chưa biết cách ăn muối?Điều này thực ra cũng giống như động vật hoang dã, vì người nguyên thủy chưa bao giờ tiếp xúc với muối nên nhu cầu về muối không cao. Thịt ăn hằng ngày thường chứa một lượng muối nhất định, có thể đảm bảo sự sống được duy trì bình thường.
Nếu bị thiếu hụt chất muối do tiết mồ hôi nhiều thì người nguyên thủy cũng có 2 cách để bổ dung. Một là liếm muối khoáng tự nhiên như động vật hoang dã, hai là "thích nghi với nhiệt".
Thích nghi với nhiệt tức là con người sẽ không đổ quá nhiều mồ hôi trong thời tiết nóng nực, khô hanh.
Sau khi chuyển từ cuộc sống du mục hái lượm sang canh tác, thức ăn có sự thay đổi rất lớn. Tỷ lệ các loại thịt giảm dần, thành phần muối trong thức ăn không thể đáp ứng nhu cầu của con người. Do đó, con người phải đổi sang cách ăn muối để bổ sung. Lâu dần, con người quen với vị mặn của muối, cho rằng phải có vị muối mặn này trong món ăn hằng ngày mới hợp khẩu vị. Sau đó, muối trở thành gia vị trong nấu ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ