Không có chuyện bình ổn giá vàng
Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước, việc nắm giữ vàng của người dân hoàn toàn không mang lại lợi ích cho nền kinh tế, việc vàng nằm im cũng khiến cho một lượng vốn không được sử dụng hiệu quả. Vì vậy, nhà nước không có ý định nhập vàng hay dùng vàng dự trữ để bình ổn thị trường. Nếu nhà nước nhập vàng, sẽ vừa tốn ngoại tệ, vừa kích hoạt tình trạng vàng hóa.
Đồng thời, kể cả khi ngân hàng thương mại đã mua vàng của người dân, muốn bán lại cho Ngân hàng Nhà nước, thì cơ quan này cũng sẽ tính toán sao cho có lợi cho Nhà nước mới mua vào. Còn khi các ngân hàng thiếu thanh khoản vàng cần được hỗ trợ, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ra, nhưng không phải bán rẻ để bình ổn vì đây không phải mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước.
Còn theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Đinh Nho Bảng, nếu có bình ổn thị trường vàng thì nên nhìn ở góc độ điều hành chính sách, còn bán vàng ra thì không biết bao nhiêu mới đủ. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước không có đủ lực để làm việc này. Thực tế, giá cả sẽ diễn biến theo thị trường, việc bán ra nhiều vào một thời điểm nào đó không thể giữ giá nằm hoài ở mức thấp, nếu giá cả thế giới đi lên. Và mục tiêu bình ổn giá, như đợt 5 ngân hàng cùng với SJC bán ra mạnh vào năm ngoái, cuối cùng cũng không giải quyết được chênh lệch giá trong nước và thế giới khi nhu cầu vàng của người dân vẫn đi lên.
Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, với cả các mặt hàng thiết yếu khác, những chương trình bình ổn cũng không mang lại hiệu quả như mong đợi, vì giá cả chịu tác động nhiều của kinh tế vĩ mô và yếu tố thị trường. Bên cạnh đó, mục tiêu bình ổn là gì, nếu để kéo giá trong nước lại gần giá thế giới, thì chuyện bán vàng bình ổn này không giải quyết được vấn đề đó.
Có quan điểm ngược lại, tổng giám đốc một công ty vàng lớn cho rằng, nếu nhìn về lợi ích người dân thì chuyện bình ổn là nên làm. Thực chất, người dân đang phải mua vàng giá cao hơn thế giới đến 3 triệu đồng/lượng. Và theo vị này, hiện tại thị trường cần một đợt nhập khẩu vàng để giúp kéo gần giá trong nước và thế giới, có thể sẽ không cần nhập đến 20 tấn mà chỉ một nửa số đó. Để không tiêu tốn ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước dùng dự trữ ngoại hối, nhập vàng về, rồi bán cho ngân hàng thương mại, thu lại ngoại tệ.
Thảo Nguyên (Theo TBKTSG)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Căn hộ dịch vụ cho thuê thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng