Thị trường

Covid-19 sẽ làm phá sản nhiều người, hơn số người mà nó giết chết

DNVN - “Covid-19 sẽ làm phá sản nhiều người hơn số người mà nó giết chết bằng virus” - đây là câu nói ngắn gọn, phản ánh đúng nhất những gì đang diễn ra từ khi dịch bệnh này bùng phát trên diện rộng mà một số doanh nhân đưa ra.

Hiệu quả từ mô hình thanh niên khởi nghiệp xanh / 'Sắc xanh' tiếp tục lan tỏa thị trường chứng khoán thế giới

Dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát gia tăng tại các nước như Italia, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Mỹ, Trung Quốc… số ca mắc bệnh đang gia tăng. Họ đang phải rất vất vả thậm chí là kiệt sức vì đối phó với dịch bệnh này. Ở Việt Nam, mặc dù chúng ta đang kiếm soát tình hình khá tốt nhưng theo thống kê của Bộ Y tế đến 7h ngày 26/3 Việt Nam đã có 148 ca mắc bệnh.

Dịch bệnh bùng phát mạnh cũng là lúc chúng ta đang chứng kiến sự sụt giảm của nhiều ngành nghề, lĩnh vực từ du lịch, giáo dục, quán ăn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, coffee, bar, karaoke, thẩm mỹ viện, spa….Một loạt các doanh nghiệp đang phải tiến hành cắt giảm nhân sự, tạm dừng hoạt động, đóng cửa tạm thời hoặc tuyên bố phá sản vì không có khách, doanh số sụt giảm.

Đường phố Hà Nội vắng vẻ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh

Đường phố Hà Nội vắng vẻ khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Shark Nguyễn Hòa Bình – Nhà sáng lập và CEO của NextTech Group tại cuộc hội thảo online với chủ đề “ Chiến lược bán hàng thời khủng hoảng Covid: Bán hàng hay là chết” diễn ra vào 10h ngày 24/3/2020 trên group Cộng đồng Chudoso Việt Nam đã có những chia sẻ thẳng thắn về những tác động của dịch Covid 19 lên các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo đó, Shark Bình cho biết với NextTech là một tập đoàn công nghệ nên mô hình kinh doanh này không bị ảnh hưởng nhiều như những mô hình kinh doanh truyền thống. Trong hơn 10 năm qua chúng ta đang chứng kiến đỉnh cao của sự phát triển về kinh tế ở cả Việt Nam và thế giới. Tuy nhiên trèo cao sẽ ngã đau là lẽ tất nhiên. Khi dịch Covid-19 bùng phát, chỉ trong vòng 2 tháng đã cuốn đi toàn bộ số tiền tích lũy và tăng trưởng trong nhiều năm.

Shark Bình dẫn lời một tờ báo ở bên Anh nói rằng: Chứng kiến thực tế của các doanh nghiệp câu nói ngắn gọn và chính xác nhất thời điểm hiện tại đó là “Covid-19 sẽ làm phá sản nhiều người, hơn số người mà nó giết chết".

Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia hàng đầu thì sự khủng hoảng này là tất yếu, đúng theo chu kỳ vận động của kinh tế thế giới thường sẽ diễn ra từ 10-12 năm một lần. Trước đây đã có nhiều các cuộc khủng hoảng theo chu kỳ như thế này rồi. Chỉ có điều cuộc khủng hoảng này bắt đầu từ Trung Quốc và lan sang toàn cầu. Kỳ khủng hoảng lần này phức tạp hơn những lần trước. Nếu trước đây là đơn khủng hoảng thì bây giờ chúng ta đang chứng kiến một cuộc đa khủng hoảng: vừa giảm cầu, giảm cung, tâm lý hoang mang sợ hãi đã có rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đóng băng, ngủ đông.

Cùng với sự hội nhập kinh tế một cách sâu rộng như hiện nay thì Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng toàn cầu này. Chúng ta chứng kiến hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa, trả mặt bằng, sa thải nhân viên hàng loạt… bên cạnh đó là sự thay đổi thói quen của người dùng: họ sẽ phải thắt chặt chi tiêu hơn, các doanh nghiệp thì dần kiệt sức và sẽ không còn sức để duy trì hoạt động. Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đây là một giai đoạn cực kỳ khó khăn.

Tác động trực tiếp của Covid-19 lên nền kinh tế là rất nặng nề

Tác động trực tiếp của Covid-19 lên nền kinh tế là rất nặng nề.

Có thể nói cuộc khủng hoảng này không chỉ tác động trực tiếp lên cuộc sống của người lao động mà nhưng chủ doanh nghiệp cũng đang phải chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề. Với nhưng doanh nghiệp có quỹ dự phòng tài chính và cân đối tốt về dòng tiền thì vẫn có thể cầm cự được đến khi dịch bệnh được khống chế để tiếp tục hoạt động sản xuất. Nhưng có rất nhiều những doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải tuyên bố phá sản, trả mặt bằng, hoặc đang ở trạng thái “ngủ đông”.

Tuy nhiên nếu tình hình dịch bệnh kéo dài thêm 1-2 tháng. Cộng với những chính sách quyết liệt từ chính phủ không cho tụ tập đông người, đóng cửa tất cả các dịch vụ cần thiết, chỉ để các cửa hàng thuốc và nhu yếu phẩm để hạn chế dịch bệnh lây lan khiến cho các chủ cơ sở kinh doanh đã khó khăn nay lại chồng chất khó khăn. Đây là giai đoạn then chốt. Các chủ doanh nghiệp cần đoàn kết, chung sức hỗ trợ cùng nhau vượt qua khó khăn.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm