Thị trường

Bộ Công Thương rà soát việc cấp phép kinh doanh xăng dầu

Theo yêu cầu của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối phải báo cáo về hiện trạng kho, cảng, cửa hàng, đại lý.

Logistics trước áp lực cạnh tranh - Bài cuối: Cần lộ trình dài hơn cho logistics Việt Nam / Hơn 250 gian hàng tham gia Hội chợ Xuân Đà Nẵng 2024

Bộ Công Thươngvừa có văn bản yêu cầu thương nhân đầu mối, phân phối xăng dầu kiểm tra, rà soát hiện trạng và điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu, giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối, phân phối xăng dầu.

Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu thương nhân đầu mối phải báo cáo chi tiết về điều kiện có cầu cảng chuyên dụng; kho tiếp nhận xăng dầu; phương tiện vận tải xăng dầu.

"Thương nhân đầu mối phải báo cáo cụ thể về hệ thống phân phối xăng dầu, trong đó liệt kê cửa hàng thuộc sở hữu, cửa hàng thuê (5 năm trở lên), đại lý bán lẻ, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu", Bộ Công Thương yêu cầu.

Bộ Công Thương rà soát việc cấp phép kinh doanh xăng dầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, thương nhân phân phối phải báo cáo hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân với các thông tin cửa hàng thuộc sở hữu, cửa hàng thuê, cửa hàng trực thuộc đại lýbán lẻ xăng dầu, cửa hàng trực thuộc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu... Các báo cáo này gửi về Bộ Công Thương trước ngày 30/1.

Trước đó, theo kết luận Thanh tra Chính phủ công bố đầu tháng 1, nhiều lỗ hổng trong quản lý kinh doanh, cấp phép xăng dầu của Bộ Công Thương được nêu ra. Trong hơn 5 năm, Bộ này đã cấp 37 giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu (không gồm 4 giấy phép kinh doanh xăng dầu hàng không) và 347 giấy phép làm thương nhân phân phối bán lẻ.

Tuy nhiên, sau khi được cấp giấy phép, nhiều thương nhân đầu mối trong thời gian hoạt động kinh doanh xăng dầu không đảm bảo hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định. Nhiều hợp đồng thuê kho, bể chứa xăng dầu không phát sinh gửi hàng, thanh lý hợp đồng... ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường.

Kết luận thanh tra chỉ rõ trách nhiệm của Bộ Công Thương đã thiếu kiểm tra, giám sát, quản lý lỏng lẻo, không kịp thời phát hiện các vi phạm trong việc duy trì điều kiện về kho, bể chứa, hệ thống phân phối xăng dầu... để xử lý theo quy định.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm