Thị trường

Các chỉ số tăng, giảm đáng chú ý của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2021

DNVN - Báo cáo nghiên cứu của Q and Me vừa công bố cho thấy trong 8 tháng đầu năm nền kinh tế đã có rất nhiều chỉ số tăng hoặc giảm đáng chú ý. Các chỉ số giảm đáng chú ý bao gồm chỉ số bán lẻ nói chung, số lượng khách nước ngoài vào Việt Nam và chỉ số công ty đăng ký mới.

Hà Nội xây dựng hai kịch bản tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 / Xử lý kiến nghị về gia hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

Với một năm đầy thách thức như năm 2021, có tới 5–6 tháng thực hiện giãn cách xã hội từng phần hoặc toàn bộ, nền kinh tế Việt Nam chắc chắn đã chịu những ảnh hưởng nặng nề, và điều này được phản ánh rõ rệt trong các chỉ số của nền kinh tế. Một báo cáo nghiên cứu của Q and Me vừa được cập nhật trong tháng 9 đã chỉ ra rằng trong 8 tháng đầu năm nền kinh tế đã có rất nhiều chỉ số tăng hoặc giảm đáng chú ý.

Các chỉ số giảm đáng chú ý bao gồm chỉ số bán lẻ nói chung, số lượng khách nước ngoài vào Việt Nam và chỉ số công ty đăng ký mới. Trong khi đó chỉ số tiêu dùng CPI, lạm phát, xuất nhập khẩu, bán lẻ ô tô xe máy, lạm phát và thất nghiệp đều tăng.

Nhìn qua tình hình đại dịch COVID-19 trong 15 ngày đầu tiên của tháng 9 tại Việt Nam, với số liệu trung bình tính theo ngày chúng ta có 12.236 ca nhiễm mới và 341 ca tử vong. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm là vượt 700.000 ca hơn 17.500 người tử vong, đứng trong top 50 của thế giới chỉ trong đợt dịch lần thứ 4. Với sự lây lan nhanh của biến chủng Delta, việc cách ly dài hơn hẳn các đợt trước đã gây nhiều sức ép lên nền kinh tế, doanh nghiệp và người lao động.

Đối với lĩnh vực bán lẻ, tháng 7 đã chứng kiến mức giảm thấp tới mức thấp nhất và được dự báo sẽ tiếp tục sụt giảm trong những tháng tiếp theo. Với các cửa hàng không thiết yếu bị bắt buộc đóng trong suốt những tháng vừa qua, chỉ số này sẽ có thể thấp hơn trong tháng 8 khi số liệu được công bố, có thể phục hồi nhẹ trong tháng 9 và 10 khi Hà Nội, Sài Gòn và nhiều thành phố khác bắt đầu nới giãn cách.


x

Xu hướng bán lẻ 8 tháng đầu năm.

Trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng CPI trung bình tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng thấp nhất kể từ 2016. Lạm phát cũng tăng 0.8% so với cùng kỳ năm trước trong vòng 8 tháng đầu năm.

Chỉ số CPI so với năm trước

Chỉ số CPI so với năm trước.

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ lạm phát so với cùng kỳ năm trước.

 

Xuất nhập khẩu trở thành điểm sáng trong nền kinh tế vĩ mô 8 tháng đầu năm nay. Đối với nhập khẩu, trị giá nhập khẩu tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 116.000 tỷ USD lên 214.000 tỷ USD. Trong đó điểm tăng mạnh nhất vào tháng 3/2021 và giảm dần vào những tháng tiếp theo. Đối với nhập khẩu, tổng khối lượng xuất khẩu tặng mạnh 25% so với cùng kỳ năm ngoái từ 166.000 tỷ USD lên 207.500 tỷ USD, và cũng đạt đỉnh vào tháng 3.

Số liệu doanh nghiệp xin đóng cửa được nhận định tăng mạnh tuy chưa có số liệu cụ thể, thì số lượng doanh nghiệp xin mở mới là 81.600 doanh nghiệp trên toàn quốc trong 8 tháng đầu năm, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 4 là thời điểm khi Việt Nam hoàn toàn bình thường sau làn sóng COVID-19 vào hồi tháng 2, cũng là thời điểm số lượng doanh nghiệp đăng ký mở mới nhiều nhất, và giảm mạnh vào những tháng sau do giãn cách, tình hình kinh doanh trở nên khó khăn.

Tỷ lệ thất nghiệp là chỉ số đáng được lưu ý nhất trong giai đoạn này khi nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đóng cửa một phần hay phải dừng hoạt động. Tỷ lệ thất nghiệp quý 1/2021 là 2,42 và quý 2 là 2,62.

Hai chỉ số khác là bán lẻ ô tô và xe máy cũng góp phần xác định xu hướng của nền kinh tế. Đáng mừng, hai chỉ số này vẫn tăng. Trong 7 tháng đầu năm, bán lẻ ô tô tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, đạt 150.063 chiếc, trong đó các loại xe cho dân dụng, thương mại tăng 19% và xe chuyên dụng tăng 44%. Bán lẻ xe máy tuy tăng trưởng thấp hơn chỉ 10% so với cùng kỳ năm trước, cũng đạt gần 1,4 triệu chiếc và mức tăng mạnh nhất vào quý 2.

 

Số lượng khách nước ngoài ở Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp

Số lượng khách nước ngoài ở Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Chỉ số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ở mức giảm 97% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện chỉ có các chuyên gia nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam thông qua các chuyến bay do nhà nước tổ chức và vẫn phải có những điều kiện đi kèm về xét nghiệm, cách ly. Các chuyến bay thương mại vẫn chưa được cấp phép trở lại nên chắc chắn con số này sẽ tiếp tục nằm ở mức rất thấp cho tới hết năm nay hoặc khi Việt Nam mở đường bay thương mại quốc tế trở lại.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm