Các gói giải cứu của Ngân hàng chỉ giúp doanh nghiệp giảm bớt được phần nhỏ khó khăn
HDBank, ngân hàng Việt Nam duy nhất 3 năm liền vào danh sách ‘Nơi làm việc tốt nhất châu Á' / Hậu Covid-19: Du lịch nội địa cần có phương án kích cầu ngay sau mùa cao điểm
Tại Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hôm 30/6/2020, bBà Lê Thị Hồng Minh – Tổng giám đốc Công ty cổ phần nhà ga Quốc tế Cam Ranh chia sẻ, sau thời điểm bùng phát dịch Covid-19, doanh thu của công ty bằng không, trong khi chi phí đào tạo và chi phí hạ tầng vẫn phải duy trì, công ty gặp rất nhiều khó khăn. Hai ngân hàng Vietcombank Nha Trang, Vietinbank Khánh Hoà đã giúp công ty bằng những chính sách thiết thực. Công ty 2 lần được giảm lãi suất, lần đầu là 1%, lần 2 thêm 0,5% và kéo dài thêm thời gian.
Tuy nhiên các kịch bản hỗ trợ doanh nghiệp hiện chỉ tính đến tháng 9, trong khi dịch còn phức tạp, do đó bà Hồng Minh kiến nghị: "Ngân hàng tiếp tục được giảm thêm lãi suất và kéo dài thời gian đến 2021".
Đại diện doanh nghiệp ở Khánh Hòa chia sẻ tại Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn.
Còn ông Trương Hữu Thông,Tổng giám đốc Công ty Thông Thuận cho biết, ngân hàng BIDV đã cơ cấu lại nợ, giãn nợ và giảm lãi suất cho công ty. Tuy nhiên, ông cho rằng, chính các doanh nghiệp phải tự cứu mình trước, bằng việc tìm cách chuyển đổi phương hướng kinh doanh để tháo gỡ những khó khăn trước mắt.
Cùng quan điểm với ông Thông, ông Hồ Minh Châu – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Á Châu, cũng cho hay, thời gian qua công ty của ông có mấy ngành nghề bị ảnh hưởng, gồm: dịch vụ du lịch, khách sạn, vận tải, giáo dục. Các lĩnh vực này bị ảnh hưởng rất lớn, tới 80% nên thực chất phần chia sẻ của ngân hàng là sự chắt chiu, nên chưa đủ sức, không giúp được doanh nghiệp đáng kể. Hiện các doanh nghiệp thì rất khó khăn, cần sự vào cuộc của các bộ ngành và Chính phủ. Bên cạnh đó, quan trọng là doanh nghiệp phải tự cứu mình trước.
Ngân hàng Nhà nước sẽ sửa đổi Thông tư 01
Giải đáp các thắc mắc của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho biết, trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố, NHNN đang tiếp tục nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Thông tư 01, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các tổ chức tín dụng (TCTD) và khách hàng.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cũng cho biết, kết quả sau hơn 3 tháng triển khai quyết liệt, Đến 22/6/2020, tất cả các TCTD, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều vào cuộc mạnh mẽ, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 258.000 khách hàng với dư nợ gần 177.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 421.000 khách hàng với dư nợ hơn 1,26 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ ngày 23/1 đến nay đạt 1,13 triệu tỷ đồng cho hơn 238.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch.
Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho gần 154.000 khách hàng với dư nợ hơn 3.875 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75.000 khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỷ đồng, cho vay mới đối với hơn 1 triệu khách hàng với dư nợ gần 39.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại hội nghị ông Lê Hữu Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng, chính quyền tỉnh Khánh Hòa cảm ơn sự quan tâm của NHNN trong việc tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Trước những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chính quyền tỉnh Khánh Hòa đã kịp thời thực hiện các chủ trương chính sách, thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Chính quyền tỉnh Khánh Hòa đánh giá rất cao sự kịp thời ban hành các chủ trương, chính sách của NHNN để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân; Điều này đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách để tháo gỡ khó khăn vướn mắc, tập trung khôi phục hoạt động sản xuất để phát triển kinh.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, Khánh Hòa có ngành dịch vụ chính đến 45% tỷ trọng kinh tế, do đó đại dịch đã tác động khá nặng nề đối với địa phương; đối mặt với nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới, cần sự nỗ lực rất lớn để vượt qua.
Cùng chung những khó khăn, các TCTD đã rất nỗ lực trong việc tiết kiệm chi phí để hỗ trợ doanh nghiệp. Trong chỉ đạo điều hành của NHNN sẽ tiếp tục theo sát tình hình diễn biến của dịch bệnh để có những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn với mức lãi suất hợp lý để tháo gỡ khó khăn.
Phó Thống đốc khẳng định, hệ thống ngân hàng cam kết đáp ứng đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp và người dân có nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. NHNN sẽ điều hành linh hoạt chính sách tỷ giá để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho công đồng DN.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chỉ đạo, thời gian tới NHNN chi nhánh Khánh Hòa tiếp tục chỉ đạo các TCTD trên địa bàn thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Chính phủ, NHNN trong việc hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện hiệu quả hơn nữa hoạt động kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp để tiếp tục xử lý, giải quyết những khó khăn vướn mắc của doanh nghiệp. Đối với các TCTD, tùy theo tình hình tài chính của mỗi đơn vị, thực hiện tiết kiệm để có những hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân. Cụ thể là tiếp tục thực hiện các chính sách câu nợ, giản nợ, miễn giảm lãi suất vay đối với doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đại dịch Covid-19 tác động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao