Chậm giải ngân ODA và hệ lụy
TP.HCM tăng gấp đôi hạn mức cho người nghèo vay tiền / Đề xuất thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống quá cảnh ASEAN
Không chỉ năm nay mà trong giai đoạn 2016-2020 vốn ODA cũng chậm ì ạch, khi Quốc hội giao 360.000 tỷ đồng nhưng đến hết tháng 5/2019 mới giải ngân được 37%. Việc chậm giải ngân vốn ODA sẽ ảnh hưởng chung tới sự phát triển kinh tế - xã hội và gây ra nhiều hệ lụy.
Dự án đường sắt trên cao tuyến 3 Nhổn - Ga Hà Nội, được xây dựng từ vốn ODA đã chậm tiến độ so với kế hoạch 4 năm. Một trong những nguyên nhân chính đó là không có vốn. Năm 2019, dự án này chỉ được cấp 84 tỷ đồng trên nhu cầu 1.300 tỷ đồng, chưa đầy 7%.
Ảnh minh họa.
Tiến độ giải ngân ODA qua các năm cũng đang ngày càng chậm dần. Trong khi năm 2016 giải ngân đạt 81%, đến năm 2018 giảm chỉ còn 53% dự toán Quốc hội giao. Điều này dẫn đến việc tiền chưa tiêu nhưng vẫn phải trả lãi, dự án thì tiếp tục chậm tiến độ.
Một số nguyên nhân chính đã được chỉ ra khiến giải ngân ODA chậm như: Vướng mắc về thủ tục đầu tư, vướng mắc về thủ tục giải ngân, rút vốn; kế hoạch đầu tư công trung hạn bố trí thiếu vốn so với nhu cầu và phân bổ chậm; đặc biệt là việc điều chỉnh kế hoạch vốn cứng nhắc, không thể điều chỉnh vốn từ dự án thừa vốn sang dự án thiếu vốn.
Chậm giải ngân vốn ODA sẽ khiến công trình chậm tiến độ và tiếp tục đội vốn. Vốn tăng, chi phí quản lý tăng, trong khi hiệu quả công trình giảm có thể gây ra sự lãng phí xã hội lớn bởi công trình không được khai thác đúng tiến độ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo