Thị trường

Đà Nẵng: Dự trữ hàng hoá gần 2.600 tỷ đồng phục vụ Tết Giáp Thìn 2024

DNVN - Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết, tổng giá trị dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn dự kiến khoảng 2.580 tỷ đồng, bảo đảm cân đối cung cầu, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Huỷ bỏ chủ trương không cho xây dựng, cho thuê lại đất tại Khu công nghiệp Đà Nẵng / Đà Nẵng liên tục xuất siêu trong giai đoạn 2021 - 2023

Theo Sở Công Thương Đà Nẵng, qua tổng hợp báo cáo của các đơn vị và từ thực tế, năm nay tình hình kinh tế vẫn còn nhiều thách thức, khu vực sản xuất còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Do sức mua, mức chi tiêu dùng của người dân giảm nên các doanh nghiệp chuẩn bị nguồn hàng dự trữ không tăng nhiều so với năm ngoái và đưa ra một số chương trình khuyến mại, giảm giá.

Tết Giáp Thìn 2024 sức mua của người tiêu dùng giảm nên lượng hàng hoá dự trữ trên địa bàn Đà Nẵng hông tăng nhiều.

Sức mua của người tiêu dùng giảm nên lượng hàng hoá dự trữ phục vụ Tết Giáp Thìn 2024 trên địa bàn Đà Nẵng không tăng nhiều.

Tổng giá trị dự trữ các mặt hàng lương thực, thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 dự kiến khoảng 2.580 tỷ đồng. Gồm gạo, nếp các loại hơn 68 tấn; thịt các loại hơn 185 tấn; thực phẩm chế biến, đóng hộp gần 423 tấn; thực phẩm khô 18 tấn; bánh kẹo mứt hạt dưa các loại 1.223 tấn; rau, củ quả các loại hơn 1.313 tấn.

Trong đó, các doanh nghiệp đầu mối cung ứng thịt gia súc, gia cầm, lương thực thực phẩm; trung tâm thương mại, siêu thị với giá trị dự trữ khoảng gần 1.015 tỷ đồng. Thương nhân kinh doanh tại 4 chợ lớn (chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ Đầu mối Hòa Cường) và các chợ trên địa bàn tham gia dự trữ với giá trị ước khoảng 750 tỷ đồng; các cửa hàng tạp hóa tại các khu dân cư, tuyến phố chuyên doanh tham gia dự trữ với giá trị ước trên 815 tỷ đồng.

Hệ thống dự trữ, cung ứng xăng dầu trên địa bàn gồm 8 kho (có tổng dung tích 164.590 m3) và 104 cửa hàng bán lẻ; lượng tiêu thụ xăng dầu trung bình khoảng 89 ngàn m3/tháng. Dịp Tết do nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng cao, dự kiến tăng 20%. Các đơn vị đầu mối, phân phối bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.

Sở Công Thương Đà Nẵng cho biết đã triển khai kế hoạch số 313/KH-SCT về bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, kích cầu tiêu dùng.

Thực hiện kế hoạch này, các siêu thị, doanh nghiệp, đơn vị phân phối trên địa bàn đã đăng ký tổ chức bán hàng bình ổn tại địa điểm kinh doanh của đơn vị với giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…; đồng thời, tăng cường tổ chức các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng, góp phần bình ổn thị trường trong dịp Tết.

Trong đó, các siêu thị Go!, Coopmart Đà Nẵng, Lotte Mart Đà Nẵng, MM Mega market… đăng ký mặt hàng bình ổn là nhu yếu phẩm, thực phẩm, bánh kẹo Tết, đồ gia dụng, quần áo... Thời gian bán hàng từ tháng 12/2023 đến Tết Nguyên đán 2024. Sở Công Thương sẽ hỗ trợ thông tin, truyền thông rộng rãi về việc tổ chức bán hàng của đơn vị, doanh nghiệp để người tiêu dùng biết, đến mua sắm.

Cùng với đó, để đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của người dân, từ ngày 23-28/1 (tức từ 13-18 tháng Chạp, năm Quý Mão), tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Đà Nẵng sẽ diễn ra hội chợ Xuân 2024 với quy mô khoảng 250 gian hàng. Tại Trung tâm Hành chính huyện Hoà Vang diễn ra lễ hội Tết Việt 2024 từ ngày 26-28/1...


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm