Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phục hồi kinh tế
“Bài toán” nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may / Giá xăng dầu lại sắp giảm mạnh?
Nền kinh tế Việt Nam chứng kiến những ảnh hưởng nặng nề trên tất cả các khía cạnh, nhưng với chủ trương điều chỉnh chiến lược phát triển theo hướng nâng cao nội lực, chú trọng nhiều hơn tới thị trường trong nước và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã góp phần khôi phục nền kinh tế và đưa Việt Nam bứt lên giành vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Quý 3 năm nay, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến những ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 chưa từng có tiền lệ, nhưng dưới lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời quyết liệt của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Chính phủ, đến nay dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, Việt Nam đã từng bước chuyển sang trạng thái "bình thường mới", các địa phương đang từng bước nỗ lực vươn lên mạnh mẽ, triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nói: "COVID-19 đã tạo ra áp lực nhưng đồng thời đây chính là động lực để thúc đẩy chúng ta phải thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cách quản trị điều hành, thay đổi công nghệ, thúc đẩy chuyển đổi số. Như vậy phục hồi kinh tế sau COVID-19 thực sự là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp cũng như cho đất nước chúng ta trong việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá".
Thực tế cho thấy, trong 2 tháng qua, với những điểm sáng về sản xuất, đầu tư, nền kinh tế đang từng bước phục hồi…Sau 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt gần 300 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ. Dự báo kinh tế quý 4 sẽ tăng từ 2-3% so với cùng kỳ và GDP cả năm tăng từ 1,6-2,1%, đây là cơ sở quan trọng, tạo đà tăng trưởng cao trong thời gian tới. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà các ngành, các cấp đang triển khai, đã và đang tạo ra những xu hướng vận động mới trong nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã và đang chủ động đón đầu trào lưu đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trung tâm trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết: "Chúng ta sẽ phải nói đến năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới, đòi hỏi những quan điểm và những suy nghĩ mới, tư duy mới trong nhưunxg liên kết. Đặc biệt là liên kết theo chuỗi, đặc biệt là liên kết trên cơ sở của đổi mới sáng tạo và cái sản xuất thông minh sẽ là yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của bất kỳ chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá nào".
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đã đề ra mục tiêu, đến năm 2045, Việt nam sẽ trở thành nước phát triển, thu nhập cao và xác định nhiệm vụ "tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư". Việc phục hồi, phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả COVID-19 sẽ là nền tảng triển khai thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra.
Ngày 6/12, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong kỷ nguyên số" do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với các Ban, Bộ, ngành Trung ương tổ chức sẽ được diễn ra. Diễn đàn sẽ làm rõ những định hướng cụ thể thực hiện nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp 4.0 và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Ảnh minh họa.