Thị trường

Dòng tiền nhàn rỗi tìm đến chứng khoán

Dòng tiền đang mạnh mẽ trở lại với kênh đầu tư chứng khoán khi các lựa chọn khác trở nên kém hấp dẫn.

Các loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Anh / Doanh nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng thị trường đồ chơi trẻ em

Dòng tiền nội tự tin trở lại thị trường

Riêng từ đầu tháng 6, sàn HoSE đã ghi nhận hai phiên có tổng giá trị giao dịch vượt 20.000 tỷ đồng, trong đó phiên 8/6 đạt gần 23.700 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD.

Sự quyết liệt chỉ đạo trong thời gian qua của Chính phủ tớiNgân hàng Nhà nướcvà các ngân hàng thương mại trong việc hạ lãi suất đã đưa cán cân lãi suất xuống rất nhiều và điều này chính là lực đẩy để đưathị trường chứng khoánđi lên.

Chứng khoán là hàn thử biểu của nền kinh tế. Khi mặt bằng lãi suất hạ xuống, doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay rẻ hơn và từ đó có nền tảng phục hồi sản xuất kinh doanh và tăng trưởng tạo kỳ vọng cho giá cổ phiếu tăng.

Ngoài ra, khi mặt bằng lãi suất xuống thấp, người dân cũng sẽ bớt mặn mà để dòng tiền nhàn rỗi vào kênh tiền gửi và tìm kiếm cơ hội sinh lời ở thị trường đầu tư.

Dòng tiền nhàn rỗi tìm đến chứng khoán - Ảnh 1.

Nửa năm qua mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã hạ đáng kể. Ảnh minh họa.

Theo khảo sát, nửa năm qua mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã hạ đáng kể. 4 ngân hàng quốc doanh nhóm đầu đã giảm từ 7,4% xuống 6,8%. Nhiều ngân hàng tư nhân như Sacombank, MSB, HDBank, Techcombank còn giảm từ vùng 9 - 9,5% về còn khoảng 7%.

Ông Nguyễn Văn Toàn - Nhà đầu tư cho biết: "Lãi suất tiết kiệm hiện nay thấp, không còn hấp dẫn. Tôi nghĩ đây là thời điểm có thể bắt đầu con sóng mới của chứng khoán. Khi lợi nhuận tốt thì đương nhiên sẽ kéo nhà đầu tư quay lại thị trường".

Còn anh Nguyễn Minh Đức (nhà đầy tư) cũng đã tự tin sử dụng margin - vay ký quỹ hơn từ giữa tháng 3, việc dùng "đòn bẩy" cũng giúp anh tăng thêm lợi nhuận đáng kể.

Ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ: "Trong khoảng 1 - 2 tháng gần đây tôi sử dụng margin mạnh tay hơn so với trước, nguyên tắc cơ bản vẫn là quản trị rủi ro, khi cổ phiếu tăng 10 - 20% thì mình cũng giảm dần để tránh tình trạng sức mua căng quá".

 

Anh Đức cũng cho biết thêm, lãi suất vay margin hiện đã giảm xuống, dao động từ 10 - 12%/năm thay vì 13 - 14% như trước, nên cũng giúp các nhà đầu tư như anh "cởi mở" hơn khi vay.

Ngoài ra, giai đoạn thách thức với nền kinh tế vừa qua cũng đã giúp nhà đầu tư đánh giá được "sức chống chịu" của doanh nghiệp mà mình chọn.

Ông Vũ Quang Huy - Trường phòng môi giới 24, CTCP Chứng khoán KBSV đánh giá: "Những cơ hội để mua gom cổ phiếu của các doanh nghiệp tốt đã sáng rõ hơn, thời gian tích lũy khoảng 6 tháng vừa qua là đủ để người ta nghiền ngẫm, quan sát dòng tiền cũng như đánh giá cơ hội kinh doanh qua 2 quý vừa qua. Vì thế nhà đầu tư quay lại thị trường dễ dàng hơn so với 5 tháng trước".

Cũng theo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, lượng tài khoản mở mới của nhà đầu tư tăng đột biến trong tháng 5 vừa qua cũng phản ánh sự ấm lên của thị trường chung, không đơn thuần là viêc ứng dụng công nghệ mới, hay liên kết tài khoản từ phía các ngân hàng như giai đoạn giữa năm 2022.

Thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều yếu tố kích hoạt

 

Giai đoạn vừa qua đã cho thấy sự trở lại của dòng tiền trong nước, tuy nhiên điều rất nhiều người quan tâm là "độ bền" của dòng tiền này trong thời gian tới.

Dữ liệu mới cập nhật từ nền tảng tìm kiếm Google với từ khóa "mở tài khoán chứng khoán" qua cả điện thoại hay máy tính đang tăng mạnh trong tháng 5 với mức 30%. Trong khi có thể thấy từ giai đoạn đầu năm số liệu này đều đi ngang ở vùng đáy.

Dòng tiền nhàn rỗi tìm đến chứng khoán - Ảnh 2.

Thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều yếu tố kích hoạt. Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia một chỉ báo đang cho thấy xu hướng tăng của thị trường chứng khoán cũng chỉ mới bắt đầu đó là lợi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam 2 năm đã giảm đáng kể thời gian qua. Khi lợi suất giảm phản ánh giá trái phiếu tăng, nghĩa là một sự khẳng định dòng tiền đang chấp nhận dịch chuyển vào các kênh đầu tư như trái phiếu, cổ phiếu nhiều hơn là kênh an toàn như tiết kiệm.

 

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích đầu tư, CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định: "Những nhóm ngành có thể hưởng lợi từ câu chuyện hạ lãi suất đầu tiên phải là ngành sản xuất thực phẩm, tiêu dùng bán lẻ, vật liệu xây dựng và cả nhóm bất động sản...".

Sự trở lại của dòng tiền trong nước thể hiện qua thanh khoản sôi động gần đây cũng cho thấy niềm tin của cộng đồng đầu tư vào thị trường chứng khoán đã dần phục hồi với nhận thức rằng chứng khoán hoàn toàn là một kênh có thể đầu tư sinh lời trong trung và dài hạn.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm