Thị trường

Dự báo Trung Quốc được mùa vải thiều, Việt Nam nên thận trọng!

Trung Quốc thu hoạch vải thiều không lệch quá nhiều so với vải thiều Việt Nam, chưa kể vải thiều nước này năm nay được dự báo là "được mùa".

Covid-19 cuốn bay mọi 'ánh hào quang' của xuất khẩu dệt may / Ngành đồ gỗ thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng do dịch COVID

Cụ thể, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) dự báo mùa thu hoạch vải Trung Quốc (theo thứ tự là đảo Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây...) thường bắt đầu từ cuối tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 8, trong đó chính vụ với 70% lượng vải tươi được thu hoạch từ trung tuần tháng 6 đến cuối tháng 7, không lệch quá nhiều so với vải thiều Việt Nam.

Dự báo năm nay Trung Quốc sẽ được mùa vải thiều (Ảnh: Internet)

Dự báo năm nay Trung Quốc sẽ được mùa vải thiều (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, năm nay, do thời tiết thuận lợi hơn vụ vải năm ngoái nên sản lượng vải thiều Trung Quốc dự báo sẽ trở lại bình thường, nguồn cung vì thế sẽ tăng lên.

Theo số liệu của Hiệp hội vải thiều Quảng Đông, 99% lượng vải tươi của Trung Quốc được bán tại nội địa và chỉ khoảng 1% vải tươi được xuất khẩu, trong đó 65% được xuất khẩu từ Quảng Đông, 30% lượng này từ Hải Nam.

Những dự báo từ thị trường Trung Quốc cho thấy ngành vải thiều Việt Nam cần phải xây dựng các kịch bản tiêu thụ, tránh phụ thuộc vào thị trường này.

Mới đây, ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết công tác chuẩn bị xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản đã được hoàn thành. Về tiêu thụ vải thiều, phương châm của địa phương là tập trung đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ, trước hết là đối với những thị trường truyền thống, trong đó đặc biệt quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thương nhân và doanh nghiệp đến kết nối thu mua vải thiều. Trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, Bắc Giang đã chủ động xây dựng các kịch bản cụ thể đối với tiêu thụ vải thiều, đồng thời mong muốn các Bộ ngành liên quan cùng hỗ trợ địa phương trong công tác xuất khẩu.

 

Cụ thể, đối với kịch bản thuận lợi nhất là xuất khẩu sang các thị trường (thị trường truyền thống và thị trường mới); kịch bản thứ hai là khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được; kịch bản thứ ba - khó khăn nhất là không xuất khẩu được.

"Trước diễn biến phức tạp dịch bệnh Covid-19, chúng tôi đặc biệt coi trọng thị trường nội địa trong nước, tỉnh sẵn sàng khởi động cả 3 kịch bản này trong mọi tình huống chủ động tốt nhất để tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân sản xuất, tiêu thụ được sản phẩm. Thị trường trong nước là thị trường tiềm năng với gần 100 triệu dân, khai thác tốt thị trường trong nước thì sản lượng vải của Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra", ông Thái cho biết.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm