Đường sắt ‘nghiến răng chịu lỗ' để hút ‘thượng đế' quay trở lại
Tỷ giá ngoại tệ ngày 4/9: USD tăng nhanh sau đợt nghỉ lấy đà / Tiệc "nhân sâm biển" Nhật giá 80 triệu đồng của đại gia Hà thành
Theo ông Minh, ngành đường sắt sẽ tổ chức bán vé tàu Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019 bắt đầu từ ngày 1/10 tới đây. Hiện tại, tỷ lệ khách đến ga mua vé ít, không còn chuyện tắc nghẽn ở các ga nhờ việc bán vé qua mạng, giảm cò vé.
Ngoài việc bán vé đến các ga, ngành đường sắt tổ chức đưa, đón khách đi, đến các điểm du lịch bằng cách bán thêm vé ôtô để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm.
Thừa nhận những giải pháp đặt ra 2017 chỉ phát huy được năm 2018, ông Minh cho rằng, VNR không đặt mục tiêu tăng trưởng hành khách vì lúc trước đoàn tàu chở 600 khách nhưng giờ chỉ 500 khách do thay đổi kết cấu đóng đoàn tàu, toa xe.
Ngành đường sắt đưa đoàn tàu Bắc-Nam 5 sao vào vận hành, khai thác được hành khách đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đề cập đến ý kiến cho rằng phải có hành khách mới đầu tư, tuy nhiên, người đứng đầu ngành đường sắt bộc bạch, trước tiên, đường sắt phải làm tốt chất lượng dịch vụ và chắc chắn khẳng định hành khách sẽ quay lại không phải ngày hôm nay hay tháng sau mà cả một lộ trình khi vừa qua có phương tiện mới, thay đổi dịch vụ và năm sau tiếp tục đầu tư.
Đặc biệt, năm nay, đường sắt sẽ có sự thay đổi tốt hơn khi đồng bộ thay đổi cả về hệ thống kết cấu hạ tầng, thiết kế đoàn tàu, nhà ga, dịch vụ chất lượng vận tải... để có sự nhìn nhận thay đổi từ phía hành khách.
Nhấn mạnh trong hoạt động kinh doanh chấp nhận phục vụ ít nhưng chất lượng tốt còn hơn là “nhồi nhét” khách, ông Minh tin tưởng, đường sắt đang lấy lại hình ảnh nhằm kéo khách quay trở lại bằng cách đưa ra chiến lược, mục tiêu từng giai đoạn trước mắt là tăng sản lượng, sau đó mới đến doanh thu, lợi nhuận.
“VNR chấp nhận ‘nghiến răng’ lỗ bằng cách gia tăng chất lượng dịch vụ bằng với giá vé chứ không giảm giá vé tương xứng với tiết giảm chất lượng dịch vụ để thu hút ‘thượng đế’ trở về, từ đó mới có lãi để bù lỗ trước đây. Không phải hành khách đến với đường sắt vì giá vé thấp mà là tìm đến vận tải là an toàn, tiện lợi, các ga đặt tại trung tâm thành phố. Những cự ly ngắn trong khoảng 4-7 tiếng cạnh tranh rất tốt với các loại hình vận tải khác” vị Chủ tịch VNR tin tưởng.
Tiết lộ VNR đã lấy ý kiến khảo sát khách hàng để điều chỉnh chất lượng dịch vụ, theo ông Minh, qua khảo sát, khách không chê giá vé đắt mà rời bỏ đường sắt chính là chất lượng dịch vụ (nhà vệ sinh trên tàu, giờ tàu chạy đi/đến điểm du lịch) nên VNR đã có sự thay đổi từ chính những điểm yếu này.
Đặt câu hỏi giá nhiên liệu tăng trong thời gian qua và các hãng hàng không “nhấp nhổm” xin tăng giá vé liệu đường sắt có giảm giá vé để hút khách, tăng sức cạnh tranh, ông Minh khẳng định, phân khúc giá vé đường sắt đa dạng ở các dải sản phẩm và có sự phân hóa rõ ràng hơn so với hàng không như nhiều loại vé ở các ghế, giường nằm, chưa kể giá vé còn theo mùa, loại tàu, giờ chạy tàu.
“Nếu giữ nguyên chất lượng dịch vụ, VNR sẽ hạ giá vé. Nhưng ngành đường sắt đang gia tăng dịch vụ từng ngày nên trước mắt duy trì giá vé các tuyến dài. Tổng công ty chỉ cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp ở các tuyến trung bình, điểm du lịch vì chi phí vé cho một tuyến đi du lịch của đường sắt là không lớn, nhằm phục vụ phân khúc chung cho khách hàng tiếp cận giá vé hợp lý,” Chủ tịch VNR nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo