Thị trường

Giá nông sản ngày 15/7/2022: Cà phê giảm 1.000 đồng/kg, tiêu trụ vững ở mức cao

Ghi nhận giá nông sản ngày 15/7, mặt hàng cà phê quay đầu giảm mạnh, trong khi hồ tiêu đi ngang so với hôm qua.

EU cảnh báo lá mướp đắng và một số nông sản vượt dư lượng nhiều hoạt chất / Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Giá nông sản ngày 15/7: Cà phê quay đầu giảm 1.000 đồng/kg

Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.800 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.700 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.200 đồng/kg.

Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.200 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.100 đồng/kg.

Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 41.200 đồng/kg, 41.100 đồng/kg.

Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.200 đồng/kg.

Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.700 - 41.300 đồng/kg.

Giá nông sản ngày 15/7/2022: Cà phê giảm 1.000 đồng/kg, tiêu trụ vững ở mức cao

Ảnh minh họa. Ảnh: Đinh Giang

Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2022 được ghi nhận tại mức 1.930 USD/tấn sau khi giảm 2,57% (tương đương 51 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 9/2022 tại New York đạt mức 195,30 US cent/pound, giảm 5,81% (tương đương 12,05 US cent).

Đầu tháng 7/2022, giá cà phê thế giới tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm nay, do lo ngại rủi ro tăng cao khi Ngân hàng Trung ương các nước đồng loạt nâng cao lãi suất cơ bản tiền tệ để ngăn chặn lạm phát.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố biên bản cuộc họp tháng 6 cho thấy, nước này sẽ bước vào giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này có thể tác động làm cản trở sự hồi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Dự báo giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào trong bối cảnh nhu cầu thấp.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), toàn cầu có khả năng dư thừa 8 triệu bao trong niên vụ cà phê mới 2022 - 2023 do nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới Brazil vào năm cho sản lượng cao theo chu kỳ “hai năm một”.

 

Tuy nhiên, tốc độ giảm giá sẽ chậm lại khi Quỹ Phòng vệ Kinh tế Cà phê của Brazil đã điều tiết nguồn vốn tín dụng để mua cà phê dự trữ và hỗ trợ cho người trồng hạn chế bán ra thị trường.

Giá nông sản ngày 15/7: Tiêu cao nhất 70.000 đồng/kg

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 67.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 70.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.500 đồng/kg.

 

Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 66.500 đồng/kg.

Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 66.500 - 70.000 đồng/kg.

Về niên vụ 2023, Việt Nam hiện đã ghi nhận những tín hiệu khả quan đầu tiên. Đó là việc mùa mưa đến đúng lúc, và quá trình thụ phấn của cây tiêu tốt hơn so với năm ngoái.

Tuy vậy thời gian qua, tại một số huyện, thị xã vùng Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại cây trồng. Mặc dù ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp phòng trừ nhưng đến nay diện tích cây trồng bị sâu bệnh vẫn tăng.

Chưa kể, đến thời điểm này, diện tích trồng tiêu một số nơi ở Tây Nguyên cũng giảm so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân là khi được giá, nông dân đầu tư trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau, chăm bón nhiều phân vô cơ, phân bón lá, kích thích sinh trưởng, sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật...

 

Khi giá tiêu giảm mạnh nông dân đã không chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh dẫn đến cây tiêu bị suy kiệt, giảm sức chống chịu với dịch bệnh nên tiêu chết hàng loạt.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu của sản lượng tiêu giảm trên phạm vi toàn cầu những năm qua do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; nhiều vườn tiêu già đã quá tuổi kinh doanh nên năng suất thấp, nông dân không mặn mà chăm sóc vì lợi nhuận thấp; và dịch bệnh trên cây tiêu vẫn chưa có thuốc đặc trị.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm