Hấp dẫn thị trường bán lẻ
Với dân số hơn 10 triệu người, TP Hồ Chí Minh được đánh giá là thị trường đầy hấp dẫn với doanh nghiệp bán lẻ. Doanh thu ngành bán lẻ tại thành phố tăng trưởng đều, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước chạy đua mở các chuỗi bán lẻ, cửa hàng mi ni.
Đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản / Tận mục quy trình trồng giống xoài đắt nhất thế giới
Theo báo cáo của Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, trong 7 tháng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn ước đạt 594.635 tỷ đồng, tăng 12,5%. Với sự tăng trưởng cao, các chuyên gia kinh tế nhận định, đây là thời điểm vàng để các thương hiệu, nhà đầu tư tập trung mở rộng chuỗi cửa hàng, hệ thống siêu thị mi ni nhằm chiếm lĩnh thị phần bán lẻ. Hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã có gần 2.000 cửa hàng tiện lợi, siêu thị mi ni phủ khắp khu vực nội - ngoại thành. Các chuỗi bán lẻ lớn gồm các thương hiệu như: VinMart, Bách hóa xanh, Co.op Food, Satrafoods. Bên cạnh đó là hệ thống cửa hàng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài như: Family Mart đến từ Nhật Bản, Circle K đến từ Mỹ, Shop&Go và B’s Mart đến từ Đông Nam Á.
VinMart là hệ thống cửa hàng bán lẻ tiện lợi của Tập đoàn Vingroup có quy mô và độ phủ lớn hàng đầu Việt Nam. Tập đoàn này đang có kế hoạch mở thêm 3.000 cửa hàng khắp cả nước, riêng tại TP Hồ Chí Minh đã có hơn 330 cửa hàng hoạt động. Không đứng ngoài cuộc đua giành thị phần, chuỗi siêu thị mi ni mang thương hiệu Bách hóa xanh của Thế giới di động đang mở ồ ạt với 392 siêu thị tại TP Hồ Chí Minh, dự kiến đến cuối năm 2018 tăng lên 800-1.000 cửa hàng.
Ảnh minh họa.
Saigon Co.op là doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng lâu đời bậc nhất TP Hồ Chí Minh (hơn 30 năm), hiện có các mô hình bán lẻ gồm Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.op Smile, Cheers. Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết: Trong năm 2018, Saigon Co.op sẽ đầu tư phát triển 19 Co.opmart, 2 Co.opXtra, 170 Co.op Food, 150 Co.op Smile, 50 cửa hàng tiện lợi Cheers, 1 Co.opmart phân khúc cao (Finelife), kết nối đa phương tiện với các hình thức mua sắm khác.
Không còn thế mạnh tiêu thụ thịt tươi sống ở các chợ truyền thống, Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) đẩy mạnh kinh doanh mở rộng thị trường tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, đơn vị đẩy mạnh phát triển chuỗi cửa hàng thực phẩm Vissan, đến nay có 45 cửa hàng hoạt động tại TP Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Ngọc An - Tổng Giám đốc Vissan cho biết: Mặc dù thực phẩm tươi sống là mặt hàng thiết yếu nhưng doanh thu tại các hệ thống bán lẻ của Vissan chỉ tăng 1%. Dự tính đến hết tháng 12-2018, đơn vị tiếp tục tung ra 14 sản phẩm thực phẩm chế biến mới để bù lại phần khó khăn của kinh doanh thực phẩm.
Có thể nói, xu hướng tiêu dùng của người dân TP Hồ Chí Minh đang thay đổi, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mi ni đáp ứng được nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu. Theo quy hoạch phát triển ngành Thương mại thành phố, từ nay đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên mức 8,55%, giai đoạn năm 2021-2025 đạt trên 10,89%. Đặc biệt, đến giai đoạn 2025-2030 phải hình thành được tối thiểu 5 tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Việt Nam. Thành phố khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển các chuỗi cửa hàng hiện đại phục vụ nhu cầu hằng ngày của người dân. Chuỗi cửa hàng ưu tiên bố trí tại khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu chung cư mới xây dựng để đẩy lùi chợ tạm, chợ cóc, các điểm kinh doanh tự phát...
Theo Hà Nội mới
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Cột tin quảng cáo