Thị trường

Hợp tác win - win trong ngành phân phối Việt - Hàn: Không còn tình trạng "cá lớn nuốt cá bé"

DNVN - Sự phối hợp giữa Việt Nam và Hàn Quốc qua Dự án "Xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam đã mang đến hợp tác khu vực của các doanh nghiệp lớn, sự phát triển của chỉ số tăng trưởng chung, sự hỗ trợ DNNVV cũng như chợ truyền thống, thay vì tình trạng "cá lớn nuốt cá bé"...

Ngành nông nghiệp tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu / Bức tranh thu hút vốn đầu tư 8 tháng năm 2019

Trong khuôn khổ hợp tác thực hiện Dự án "Xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam (Dự án KOICA-LOTTE) giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Viện Phát triển Cải cách Hàn quốc (ReDI), sáng 04/9, Bộ Công Thương và ReDI phối hợp tổ chức Hội thảo "Định hướng chính sách hợp tác win-win trong ngành phân phối giữa Việt Nam - Hàn Quốc" tại Hà Nội.
Dự án xây dựng năng lực nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp phân phối của Việt Nam được chia thành 2 khu vực là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Dự án được bắt đầu vào tháng 11/2015 và sẽ dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 11/2019. Người thụ hưởng dự án này chính là cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực công nghiệp phân phối tại Hà Nội, chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), người lao động đang làm việc và có nguyện vọng tìm việc trong lĩnh vực phân phối.
Dự án do Tổ chức Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Tập đoàn Lotte hỗ trợ ngân sách. Bộ Công nghiệp, Thương mại và Tài nguyên Hàn Quốc cùng Viện nghiên cứu và phát triển toàn cầu (ReDI), Bộ Công Thương Việt Nam, Trường Đại học Công nghiệp TP HCM hợp tác thực hiện.
Đánh giá về dự án, ông Lee Tae Joo, Viện trưởng ReDI khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa, là dự án đầu tiên giữa Chính phủ hai nước theo hình thức ODA PPP. Thành quả của dự án là sự hợp tác giữa giữa Chính phủ Hàn Quốc và doanh nghiệp phân phối toàn cầu, giữa từ nhân - nhà nước - trường học. Dự án đã xây dựng năng lực phát triển toàn diện cho ngành phân phối của Việt Nam thông qua việc nâng cao năng lực chính sách và đào tạo đội ngũ nhân lực. Ngoài ra, dự án có thể khả năng nhân rộng và phát triển bền vững trong tương lai.
Toàn cảnh cuộc hội thảo.

Toàn cảnh cuộc hội thảo.

Ông Phan Trọng Nhân - Giảng viên trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết, giữa Hàn Quốc và Việt Nam có 3 điểm tương đồng, đó là: Tăng năng suất của ngành công nghiệp phân phối thông qua đầu tư nước ngoài; Mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp lớn trong nước và tăng lợi ích cho người dân; Chính sách hỗ trợ cho chủ DN nhỏ.
"Với sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc thông qua dự án trong 4 năm qua đã thu được nhiều kết quả, theo đó không còn tình trạng "cá lớn nuốt cá bé", thay vào đó là sự hợp tác và hỗ trợ, sự hợp tác khu vực của các DN lớn, sự phát triển của chỉ số tăng trưởng chung, sự hỗ trợ DNNVV cũng như chợ truyền thống, và sự hỗ trợ chính sách từ phía Chính phủ", ông Phan Trọng Nhân nhấn mạnh.
Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam, ông Phan Trọng Nhân cho biết: Thị trường bán lẻ Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng đều đặn qua các năm. Trong đó, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là hai khu vực có đóng góp lớn nhất vào tổng mức bán lẻ quốc gia. TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước đạt hơn 970.000 tỷ đồng, gấp hai lần thành phố đứng ở vị trí thứ hai là Hà Nội.
Trong năm 2018, Việt Nam vẫn là thị trường nổi bật, với phần lớn là bán lẻ truyền thống. Cụ thể, bán lẻ truyền thống chiếm tới 65% thị phần, tốc độ tăng trưởng giảm 1,2% so với năm 2017. Trong khi đó, bán lẻ hiện đại chiếm 35% thị phần, tốc độ tăng trưởng rất mạnh mẽ, tăng 78,5% so với năm 2017.
"Bán lẻ hiện đại đang có tốc độ tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ, trong đó ấn tượng nhất là chính là các cửa hàng tiện lợi. Thói quen tiêu dùng của người Việt dần chuyển sang các kênh phân phối hiện đại, đặc biệt là cửa hàng tiện ích và siêu thị mini", ông Nhân nhấn mạnh.
Dù cho rằng thị trường bán lẻ Việt Nam ẩn chứa nhiều rủi ro về kinh tế, chính trị, nhưng ông Phan Trọng Nhân đánh giá thị trường bán lẻ sẽ có nhiều tiềm năng phát triển do nước ta có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ và dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm.
Cũng theo ông Nhân, ngành công nghiệp phân phối bán lẻ thu hút đầu tư nước ngoài, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, sự tiện lợi trong tiêu dùng. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi này, các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và vừa đang có xu hướng thu hẹp dần.
Trong khi đó, đánh giá về khó khăn của kênh phân phối truyền thống trong bối cảnh các kênh phân phối hiện đại ngày càng phát triển, ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Hạ tầng cơ sở vật chất của hệ thống chợ nhìn chung còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, nhiều chợ chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, an toàn hực phẩm, đảm bảo xuất xứ hàng hóa. Thói quen, tâm lý người tiêu dùng, nhất là tại các đô thị, dần thay đổi với việc một bộ phận người tiêu dùng trẻ hình thành thói quen mua sắm tại các hệ thống phân phối hiện đại. Việc ứng dụng các kênh mua bán trực tuyến, công nghệ thông tin trong bán hàng của đa số hộ kinh doanh còn kém...
Trước thực trạng này, ông Nguyễn Thanh cho rằng cần quan tâm huy động các nguồn lực để đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của hệ thống chợ nhằm xây dựng mô hình chợ truyền thống theo hướng hiện đại, có cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, đảm bảo an toàn thực phẩm, chú ý kết hợp giữa quản lý chợ với giữ gìn và phát huy những nét văn hóa đẹp của địa phương gắn liền với chợ.
Cần đẩy nhanh thực hiện công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ nhằm từng bước xã hội hóa nguồn lực đầu tư về chợ.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên quản lý chợ, kỹ năng bán hàng theo hướng văn minh thương mại cho các hộ kinh doanh tại chợ. Vận động, hướng dẫn tiểu thương áp dụng công nghệ thông tin trong mua bán hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu mới của xã hội.
Chia sẻ kinh nghiệm về giải pháp giải quyết bài toán khủng hoảng chợ truyền thống, ông Kim Min Seok, đại diện Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã áp dụng một số chính sách nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho chợ truyền thống. Cụ thể là cải thiện cơ sở vật chất như hiện đại hóa cơ sở vật chất, cải thiện chỗ đậu xe và an toàn phòng cháy chữa cháy; Tạo khu vực kinh doanh bền vững như trung tâm mua sắm do giới trẻ sở hữu, hồi sinh khu vực kinh doanh, voucher chợ truyền thống; Hệ thống hỗ trợ do người mua bán thực hiện gồm voucher quản lý chợ và chợ khác biệt.
Minh Thu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm