Lãi suất tiết kiệm đồng loạt giảm
Chấn chỉnh tình trạng bán "hoa tiền" ngày lễ / Hỗ trợ chính sách: Động lực khơi thông thị trường trái phiếu
Mặt bằng lãi suất trong tháng 2 vừa qua đã ổn định. Đáng chú ý, nhiều ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay bình quân phát sinh mới khoảng 0,4%/năm so với cuối năm ngoái. Mức giảm này có tạo thành xu thế và kéo dài hay không còn phải chờ thêm thời gian. Tuy nhiên lãi suất đầu vào giảm cũng có nghĩa là lãi suất đầu ra, lãi suất cho vay sẽ giảm theo, khả năng tiếp cận vốn của nhiều doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên.
Lãi suất huy động của nhiều ngân hàng lớn đã giảm 0,2%/năm so với đầu năm. Còn tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần, lãi suất tiền gửi tiết kiệm còn giảm mạnh hơn, với mức giảm 0,5%/năm. Mức lãi suất tiết kiệm trên 9,5%/năm hầu như đã không còn nhiều ngân hàng áp dụng.
Việc lãi suất tiết kiệm giảm nhẹ sẽ tạo ra kỳ vọng về giảm lãi suất đầu ra. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Nguyên nhân chính khiến lãi suất huy động có xu hướng giảm nhẹ là do đầu năm, lượng tiền nhàn rỗi của cư dân đã quay trở lại ngân hàng. Lượng tiền dồi dào hơn, lại được bổ trợ bởi một lượng tiền đáng kể khác từ kiều hối dịp cuối năm, nguồn vốn FDI giải ngân... đã khiến lãi suất tiết kiệm phải quay đầu giảm. Những người có nhu cầu về vốn cũng sẽ cảm thấy dễ thở hơn khi lãi suất giảm.
"Với bối cảnh tình hình như hiện nay, mặt bằng lãi suất đã giảm nhẹ và nó phù hợp với mục tiêu hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân; đồng thời đảm bảo kiểm soát lạm phát cũng như cung tiền tung ra nền kinh tế", TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, đánh giá..
Mặc dù vẫn còn nhiều sức ép, nhưng việc lãi suất tiết kiệm giảm nhẹ cũng sẽ tạo ra kỳ vọng về giảm lãi suất đầu ra và tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với nhiều doanh nghiệp hơn so với lãi suất cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo