Lào Cai: Làm giàu từ nghề “vỗ béo” trâu
Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học / Quảng Ninh: Chàng kỹ sư 8X làm giàu từ nuôi đà điểu
Năm 2015, ông Chanh vay 30 triệu đồng vốn tín dụng chính sách mua 2 con trâu và vỗ béo để bán. Ông đến những địa phương khác tìm mua những con trâu gầy, còi cọc về chăm sóc, cho ăn thêm cỏ voi, thức ăn tinh (cám ngô, cám gạo, bỗng rượu…). Trâu béo bán đi có lãi, ông tiếp tục mua đôi trâu khác về chăm… Cứ thế, đồng vốn được quay vòng, ông trả hết lãi và nợ gốc. Bình quân mỗi năm, vỗ béo trâu mang lại nguồn lãi 30 - 40 triệu đồng, đặc biệt, trong 2 năm 2018 và 2019, gia đình ông thu hơn 70 triệu đồng/năm.
Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Bắc Hà kiểm tra mô hình nuôi trâu của ông Vàng Văn Chanh (ảnh chụp trước 16/3/2020).
Ngoài ra, ông còn nuôi ngựa sinh sản, một năm cũng có nguồn thu 20 triệu đồng. Không chỉ vỗ béo trâu, gia đình ông Chanh còn nuôi lợn đen bản địa, 1 lứa nuôi 4 - 5 con, trọng lượng xuất chuồng trung bình 1 tạ/con. Với giá bán bình quân 50 - 60 nghìn đồng/kg lợn hơi, mang lại nguồn thu khá cho gia đình, không kể năm 2019, giá lợn lên đến gần 100 nghìn đồng/kg hơi, khiến nguồn thu từ nuôi lợn tăng đáng kể. Gia đình ông cũng trồng ngô để nấu rượu, bình quân mỗi tháng chưng cất và tiêu thụ 100 lít rượu. Còn phần bỗng rượu, ông dùng bổ sung dinh dưỡng vỗ béo trâu và nuôi lợn.
Khai thác thế mạnh vùng trồng cây ăn quả ôn đới, gia đình ông trồng 50 gốc mận Tam hoa và 30 gốc lê Tai-nung. Tận dụng nguồn phân chuồng, ông ủ hoai mục và bón cho mận, lê… Mỗi vụ thu hoạch quả cũng được khoảng 25 - 30 triệu đồng. Ông Vàng Văn Chanh tâm sự: Nếu chăm chỉ làm thì đất không phụ công người. Tuy nhiên, đa phần các hộ như gia đình tôi thường thiếu vốn, nên có nguồn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội thực sự là động lực và đòn bẩy cho chúng tôi đầu tư phát triển kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo