Lo thiếu container, doanh nghiệp xuất khẩu gạo "đứng ngồi không yên"
Bình Dương: Ngành Thuế thu ngân sách hơn 48.500 tỷ đồng trong năm 2020 / Dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD năm 2021
Anh Trần Trọng Nghĩa - Công ty cổ phần Giao nhận vận tải Mỹ Á cho biết, anh đã phải qua 2 kho bãi cảng mới tìm được 1 container rỗng. Tốn kém nhiều công sức, thời gian như vậy, nhưng anh vẫn cho rằng, mình may mắn vì dù sao vẫn lấy được container kịp thời gian đóng hàng.
"Từ 1 - 2 tháng nay, tôi phải chạy 2 - 3 bãi cảng mới có container để lấy, có khi chạy 3 - 4 bãi cảng vẫn không có container để lấy", anh Nghĩa cho hay.
Ngay cả với những đơn hàng xuất khẩu gạo đầu năm 2021, dù có mức giá khá cao nhưng doanh nghiệp cũng vẫn phải thận trọng khi ký kết hợp đồng. Còn với những hợp đồng đã ký phải tận dụng các mối quan hệ để xoay sở tìm container.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo lo thiếu container. Ảnh minh họa - Dân trí.
Chủ một doanh nghiệp cho biết, tuy đã cố hết sức nhưng lượng container thiếu hụt vẫn lên tới 4/5 nhu cầu.
Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết: "Hợp đồng ký được rồi nhưng không có container. Đây là khâu cần tháo gỡ để tăng tốc xuất khẩu hàng hóa, không phụ thuộc vào nước ngoài".
"Tối ưu hóa lượng container đi và phân bổ luồng xuất khẩu hài hòa với sự trung chuyển, có như vậy mới giảm chi phí giá thành", ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT cho biết.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây và nhu cầu của thế giới cũng còn rất lớn.
Chính vì vậy, bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng Trung ương và địa phương bởi nếu để hàng hóa nói chung và lúa gạo nói riêng phải nằm chờ sẽ gây đội chi phí từ 5 - 10% và cùng với đó là chất lượng gạo bị giảm sút.
End of content
Không có tin nào tiếp theo