Thị trường

Nâng trần chi phí lãi vay lên 30%

Việc nâng mức chi phí lãi vay lên 30% sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm điều kiện vay vốn kinh doanh.

Chính thức thành lập Hãng hàng không Vietravel Airlines đặt trụ sở tại Huế / Các ngân hàng giải ngân gần 100.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19

Tháng 3/2020 là tháng quyết toán thuế năm 2019 nhưng hàng nghìn doanh nghiệp vẫn chờ đợi Nghị định 20 về quản lý giao dịch liên kết được sửa đổi để có cơ sở quyết toán thuế.

Ảnh minh họa.

Mới đây, Bộ Tài chính cũng đã có những động thái đầu tiên sau hàng loạt những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, dự thảo Nghị định sửa đổi sẽ nâng mức khống chế chi phí lãi lên 30% tổng lợi nhuận thuần, thay vì 20% như hiện tại.

Nghị định 20 được ban hành năm 2017 nhằm giảm thiểu tình trạng chuyển giá, trốn thuế. Mấu chốt của Nghị định này là khống chế tổng mức lãi vay, cộng với chi phí lãi vay và khấu hao trong kỳ không được vượt quá 20% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, nếu quá sẽ không được tính là chi phí hợp lệ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quy định này đã góp phần hạn chế tình trạng doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế, nhưng lại vô tình gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Quy định khiến cho khối doanh nghiệp trong nước bị tăng lợi nhuận ảo, dẫn đến phải nộp thuế thu nhập nhiều hơn, hoặc bị tính thuế 2 lần cả công ty mẹ và công ty con nếu cho nhau vay tiền. Việc nâng mức chi phí lãi vay như dự thảo lên 30% sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm điều kiện vay vốn kinh doanh.

Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi Nghị định 20 mới chỉ đề cập đến việc áp dụng mức trần này cho kỳ quyết toán thuế năm 2019, mà không áp dụng cho các năm trước đó. Điều này khiến cho gánh nặng trên vai của hàng nghìn doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn được trút bỏ.

 

Mới đây, Hiệp hội Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị cần bổ sung việc hồi tố cho các doanh nghiệp. Hiệp hội Bất động sản cho rằng, chi phí lãi vay là chi phí thực của doanh nghiệp, nhưng hơn 2 năm qua chưa được công nhận. Điều này đã gây thiệt hại rất lớn đối với các doanh nghiệp bất động sản có dự án đầu tư với quy mô vốn lớn, phải đi vay nhiều. Nếu không hồi tố, việc sản xuất kinh doanh của không ít doanh nghiệp sẽ đi vào bế tắc.

Bộ Tài chính đã có văn bản phản hồi về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi Khoản 3, Điều 8 của Nghị định 20. Phần đông các thành viên chính phủ cũng đồng ý cho việc hồi tố này. Tuy nhiên, Bộ Tài chính vẫn bảo lưu ý kiến không áp dụng hồi tố.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm