Thị trường

Nghịch lý xuất khẩu thép tăng 130% nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu

Dù kim ngạch xuất khẩu sắt thép các loại tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng tính chung 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam vẫn nhập siêu mặt hàng này khoảng 240 triệu USD.

EVFTA tạo sức bật cho thương mại, đầu tư Việt Nam - EU / Hà Nội: Các chỉ số thương mại, dịch vụ tăng mạnh

Thời báo Kinh Tế Sài Gòn phân tích, ngành thép đang tồn tại một nghịch lý lâu nay chưa giải quyết được, đó là tình trạng thừa nguồn cung thép xây dựng nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất đầu vào.

Ngoài ra, theo Bộ Công Thương, ngành này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu thép trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí, hoặc công nghiệp hỗ trợ.

Vì vậy, các sản phẩm như thép chế tạo cơ khí, thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội, thép HCR, thép hợp kim… vẫn đang phải nhập khẩu nhiều.

Cùng với đó, nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào, như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc gần như phụ thuộc vào nhập khẩu và thị trường thế giới.

Nghịch lý xuất khẩu thép tăng 130% nhưng Việt Nam vẫn nhập siêu - Ảnh 1.

Ngành thép đang tồn tại một nghịch lý đó là tình trạng thừa nguồn cung thép xây dựng, nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất đầu vào. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Tìm vốn cho đường bộ cao tốc

Việc các ngân hàng "dè dặt" với các dự án BOT, BT đang đặt ra thách thức lớn về vốn để hoàn thành 5.000 km đường cao tốc từ nay đến năm 2030.

Tờ Diễn Đàn Doanh Nghiệp dẫn lời các chuyên gia kinh tế cho rằng, cũng dễ hiểu cho các nhà băng bởi đây là hình thức cho vay tín chấp, không tài sản bảo đảm, thời gian vay vốn thường kéo dài từ 10 - 15 năm hoặc lâu hơn và các ngân hàng rất khó để kiểm soát hết chất lượng các dự án.

Trong khi đó, theo thống kê sơ bộ, vốn vay ngân hàng của các dự án BOT thường chiếm từ 40 - 50% tổng vốn đầu tư, thậm chí còn nhiều hơn. Vì vậy, đây là thách thứ rất lớn với các doanh nghiệp.

Thấp thỏm số hóa khoản vay nhỏ lẻ

 

Được khuyến khích số hóa hoạt động cho vay, song hành lang pháp lý chưa đầy đủ khiến các tổ chức tín dụng vừa triển khai nhưng lại vừa thấp thỏm lo ngại rủi ro, bài viết trên Báo Đầu Tư.

Đại diện BIDV cho biết mới chỉ mới số hóa hoàn toàn được với một số sản phẩm vay nhỏ lẻ, còn với đa phần khoản vay, ngân hàng mới "số hóa một nửa", tức là nộp đơn vay và một số giấy tờ online nhưng để giải ngân, vẫn phải ra phòng giao dịch.

Trong khi đó, các công ty tài chính dù chủ yếu cung cấp các khoản vay nhỏ lẻ nhưng không phải công ty nào cũng mạnh dạn số hóa toàn bộ, do quy định hiện hành vẫn bắt buộc bên vay và bên đi vay phải gặp mặt để ký hợp đồng.

Theo nhiều ngân hàng thương mại, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đang tồn tại khá nhiều bất cập về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, định danh và xác thực điện tử… khiến tổ chức tín dụng lo ngại nếu xảy ra tranh chấp.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm