Thị trường

Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho hàng hóa thực sự thiết yếu

Những thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã tác động tới bức tranh chung của thị trường bán lẻ trong nước.

WOA Universal hợp tác cùng Vindrink ra mắt sản phẩm kẹo Wolfoo / Đà Nẵng: Chấn chỉnh việc xét duyệt thuê, mua nhà ở xã hội từ vốn ngoài ngân sách

Theo khảo sát mới đây, 75% sốngười tiêu dùngđược hỏi cho rằng dù kinh tế khó khăn, nhưng họ không có quan ngại nào về khả năng chi tiêu, một phần là bởi người tiêu dùng cũng đã thay đổi, hình thành thói quen chi tiêu mới phù hợp hơn với tình hình hiện nay.

"Nhiều khoản chi tiêu mình cũng tiết kiệm hơn, không mua sắm tràn lan như trước đây", chị Lý Minh Hằng, Hà Nội, chia sẻ.

"Nếu có khuyến mãi thì 99% chị em phụ nữ là sẽ mua", chị Hoàng Phương Thảo, Hà Nội, nói.

Theo khảo sát của Nielsen, 72% số người được hỏi cho biết, họ mua sắm thường xuyên hơn ở những cửa hàng có nhiều khuyến mại hoặc mua online để nhận nhiều ưu đãi. Đa số cũng cho biết đã nấu ăn ở nhà nhiều hơn và chỉ sẵn sàng chi tiêu cho những hàng hóa thực sự thiết yếu, ưu tiên mua gói to để tiết kiệm chi phí. Khu vực nông thôn cũng đang tiêu thụ lượng hàng hóa ngày càng nhiều hơn so với thành thị.

Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho hàng hóa thực sự thiết yếu - Ảnh 1.

Người dân mua hàng hóa tại một siêu thị. (Ảnh: TTXVN)

"6 tháng đầu năm 2023, tỷ trọng đóng góp của khu vực nông thôn là 45% so với 39% tại khu vực thành thị. Đây cũng mở ra một cơ hội rất tiềm năng cho tất cả những nhà sản xuất, đặc biệt là các nhà sản xuất nhỏ, có khả năng thâm nhập thị trường. Chính sách giá ở khu vực nông thôn vẫn là điều kiện tiên quyết", bà Lê Minh Trang, Quản lý Cấp cao NielsenIQ Việt Nam, cho biết.

Chạy khuyến mại đang gần như là bắt buộc với các nhà bán lẻ để có thể đảm bảo được lượng khách hàng, tập trung chủ yếu vào những sản phẩm được coi là thiết yếu của thiết yếu. Để chạy được khuyến mại, các nhà bán lẻ có 2 cách: một là nhà bán lẻ tự giảm lợi nhuận; hai là tìm cách đàm phán với nhà cung cấp, nhà sản xuất để giảm giá bán sản phẩm.

Những thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã tác động tới bức tranh chung của thị trường bán lẻ trong nước. Các nhà hàng, quán ăn phục hồi chậm hơn, trong khi thương mại điện tử, nhất là các chuỗi siêu thị lớn đang phát triển ngày càng mạnh, hàng hóa đa dạng và giá cả ngày càng tốt. Bởi đây đang là điểm đến tin tưởng của các nhãn hàng khi thực hiện các chương trình khuyến mại.

"Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia thì các doanh nghiệp, các tập đoàn phân phối lớn ở Việt Nam năm nay cũng cam kết về việc sẽ đồng hành cùng với chương trình. Qua mỗi năm, số lượng doanh nghiệp tham gia vào chương trình ngày càng nhiều", ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, thông tin.

 

Không thể mãi hy sinh lợi nhuận để khuyến mại giảm giá, các doanh nghiệp sản xuất hiện nay cũng đang tập trung cải tiến quy trình sản xuất, để giảm giá thành; đồng thời tăng cường đổi mới sáng tạo để có những ý tưởng sản xuất mới, đưa ra những sản phẩm phù hợp hơn với thị trường.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm