Thị trường

Quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản

Theo Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Trường Giang, một trong các nhiệm vụ là hoàn thành xây dựng Dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp 6 năm 2023.

Để đứng vững trong môi trường bất ổn địa chính trị - Bài 3: Hậu quả kinh tế của xung đột Israel - Hamas / Để đứng vững trong môi trường bất ổn địa chính trị - Bài cuối: Sức bền mạnh mẽ tạo đà để vươn xa

Trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lồng ghép với các nội dung về phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời thể chế các quan điểm, định hướng được nêu tại Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng vào nội dung Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Nguyễn Đán/TTXVN

Theo Cục trưởng Cục Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Trường Giang, một trong các nhiệm vụ là hoàn thành xây dựng Dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp 6 năm 2023. Trong đó, tập trung quy định rõ nội dung điều tra cơ bản tài nguyên địa chất (tài nguyên khoáng sản; tài nguyên vị thế, di sản địa chất, công viên địa chất); các điều kiện địa chất khác: tai biến địa chất, địa chất môi trường, địa chất thủy văn - địa chất công trình, địa mạo...). Công tác điều tra cơ bản địa chất chủ yếu do Nhà nước thực hiện và nguồn xã hội hóa; quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hoàn trả kinh phí khi khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi), trong đó quy định: Việc lập Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ: Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững; bảo đảm tính phối hợp đồng bộ giữa hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trên phạm vi cả nước. Kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến tài nguyên địa chất, khoáng sản; phù hợp với nguồn lực của Nhà nước theo từng thời kỳ.

Nhấn mạnh về giải pháp quản lý Nhà nước về địa chất, khoáng sản, ông Nguyễn Trường Giang cho rằng, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng; tăng cường nguồn lực thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản. Ngoài ra, Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ tập trung nâng cao chất lượng, giảm thiểu rủi ro, hạn chế các dự án đầu tư, khai thác, chế biến khoáng sản; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại và hợp tác quốc tế trong điều tra cơ bản địa chất, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

Các bộ, ngành, địa phương liên quan cần xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên địa chất, khoáng sản trước năm 2025; thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đối số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần hoàn thành chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ lẻ, nhất là khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường không hiệu quả kinh tế - xã hội, gây lãng phí nhiều tài nguyên, năng lượng nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm