Quảng Trị: Lao đao làng nghề hấp cá xuất khẩu
Nghề hấp cá phơi khô ở vùng ven biển huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đang lâm cảnh sản phẩm khó tiêu thụ, giá sụt giảm, hàng trăm hộ dân sống bằng nghề này bị mất nguồn thu.
Nông sản trong nước có xu hướng lấn át sản phẩm nhập ngoại / Trầy trật mục tiêu xuất khẩu thủy sản 10 tỷ USD
Huyện Gio Linh là địa phương tập trung các làng nghề hấp cá phơi khô xuất khẩu của tỉnh Quảng Trị. Toàn huyện hiện có trên 140 cơ sở làm nghề hấp cá phơi khô. Toàn huyện Gio Linh có hơn 140 cơ sở làm nghề hấp cá phơi khô xuất khẩu. |
Mỗi năm các làng nghề này chế biến khoảng 20.000 tấn cá biển, chủ yếu là các loại cá nục và cá cơm. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính cho sản phẩm cá hấp phơi khô từ các cơ sở này. Cá hấp chế biến chủ yếu là loại cá nục và cá cơm. |
Những năm trước đây, các làng nghề hấp cá phơi khô ở ven biển huyện Gio Linh không những tạo ra sản phẩm nổi tiếng, đặc trưng của địa phương mà còn giúp tăng thu nhập, giải quyết việc làm thời vụ cho hàng ngàn lao động quanh vùng. Nghề cá hấp tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương. |
Tuy nhiên, từ khi thị trường Trung Quốc siết chặt tiêu chuẩn nhập khẩu, thương lái cũng dừng thu mua mặt hàng này. Hoặc có thu mua thì với số lượng rất ít và giá bán quá thấp. Từ khi thị trường Trung Quốc ngừng mua, nhiều cơ sở hấp cá lâm vào cảnh lao đao. |
Do gặp khó khăn trong đầu ra, hầu hết cơ sở làm nghề hấp cá phơi khô nằm hai bên đường Xuyên Á đoạn qua xã Gio Việt và TT. Cửa Việt, huyện Gio Linh đã dừng hoạt động. Nhiều lò hấp thường ngày đỏ lửa nay đóng kín cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Một số cơ sở phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. |
Ông Hoàng Văn Thảo, chủ một cơ sở hấp sấy cá ở xã Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết, trước đây mỗi tháng hấp cơ sở ông được từ 40 – 50 tấn cá, thì năm nay giảm lại còn chưa đến 20 tấn. Lượng cá hấp không được nhiều, kéo theo đó là nhân công thất nghiệp, nợ nần, khó khăn chồng chất do mất nguồn thu.Nhiều lao động cũng đứng trước nguy cơ không có việc. |
Không riêng gì gia đình ông Thảo, nhiều cơ sở hấp cá khác ở vùng ven biển xã Gio Việt và TT. Cửa Việt, huyện Gio Linh cũng chung cảnh ngộ này. Trong khi chờ đợi các giải pháp từ chính quyền địa phương, một số cơ sở hấp cá đã chuyển hướng thị trường tiêu thụ vào các tỉnh phía Nam như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…Một số cơ sở hấp cá khác thì đi tìm thị trường thay thế để tự “cứu” mình. |
Theo Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Trần Văn Quảng cho biết, từ khi thương lái Trung Quốc dừng thu mua, thống kê cho thấy, các cơ sở làm nghề hấp cá phơi khô trên địa bàn còn tồn khoảng 750 tấn cá khô. Chính quyền đang tìm mọi giải pháp nhằm giúp các chủ cơ sở làm nghề hấp cá tiêu thụ số hàng tồn trên.Nhiều người đang kỳ vọng làng nghề sẽ sớm vượt qua khó khăn để tìm lại thời kỳ hoàng kim. |
Để phát triển bền vững các làng nghề hấp cá, tỉnh Quảng Trị đang tích cực tập trung tuyên truyền để ngư dân thực hiện đúng các quy định khai hải sản như ghi nhật ký khai thác, khai thác đúng vùng biển, sản phẩm có truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cá khô Cửa Việt” do HTX Đánh bắt và dịch vụ chế biến thủy sản Tiến Phát (gọi tắt là HTX Tiến Phát) đứng tên Giấy Chứng nhận nhãn hiệu tập thể để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.Hàng trăm tấn cá khô không có thị trường tiêu thụ được trữ trong kho lạnh. |
Nhiều bệ dùng để phơi cá ngoài nắng được để không. |
Trên các bến thuyền cũng đìu hiu cảnh người dân mua bán. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo