Sắp diễn ra hội nghị xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng
Đồng hành cùng sự phát triển của ngành sữa Việt Nam / Thách thức nào cho cá ngừ Việt nếu EU và Thái Lan ký ETFTA?
Vùng Đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố: TP Hà Nội, TP Hải Phòng, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình. Đây là vùng có nền kinh tế phát triển năng động, không gian thị trường rộng lớn.
Những năm qua, một số địa phương trong vùng đã có sự phát triển bứt phá, trở thành điểm sáng trong vùng và cả nước như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên….
Hoạt động xuất nhập khẩu của vùng Đồng bằng sông Hồng những năm qua luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu xuất nhập khẩu chung của cả nước. Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn vùng đạt trên 260,88 tỷ USD, cao nhất trong 6 vùng kinh tế, chiếm 38% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, giảm gần 12,25 tỷ USD so năm 2022 do tác động chung của bối cảnh ngoại thương toàn cầu khó khăn.
Hoạt động xúc tiến thương mại được xác định là sợi dây liên kết các địa phương.
Công tác xúc tiến thương mại được xác định là sợi dây liên kết các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng trong xúc tiến tiêu thụ hàng hóa.
Ngày 5/6 tới, hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm bàn thảo giải pháp hỗ trợ, liên kết chặt chẽ, hiệu quả hơn trong và ngoài vùng trong công tác xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu. Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp của vùng ngày càng lớn mạnh, giúp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của vùng vươn xa hơn tới các thị trường trong và ngoài nước.
Hội nghị sẽ tập trung bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng như: liên kết phát triển chuỗi giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, các sản phẩm nông sản chất lượng cao; liên kết phát triển dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu, khai thác hiệu quả các sản phẩm kinh tế biển phục vụ xuất khẩu; liên kết phát triển các lĩnh vực năng lượng, hạ tầng khu – cụm công nghiệp phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu; hợp tác, liên kết thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quy mô vùng…
Đây là hội nghị thứ 3 của chuỗi hội nghị, được tổ chức sau thành công của các hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên.
Trong khuôn khổ hội nghị còn có không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp trong vùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Trình Quốc hội kế hoạch cải cách tiền lương vào năm 2025
Cần chính sách công nghiệp đột phá
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi'
Dự báo tác động từ chính sách của tân Tổng thống Mỹ đến kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu