Thị trường

Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng lên khung cao nhất 4.000 đồng/lít

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tăng thuế bảo vệ môi trường với các mặt hàng xăng dầu. Thuế môi trường với xăng dự kiến tăng lên 4.000 đồng/lít từ 2019.

Đầu tư BĐS, không phải sinh lời cao, đây mới là thứ "vũ khí" quan trọng nhất / Bãi bỏ cấp phép nhập khẩu tự động xe máy phân khối lớn

Chiều nay 20/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường. Thuế môi trường đối với xăng được tăng kịch trần lên mức 4.000 đồng/lít (mức cũ là 3.000 đồng/lít).

Thuế môi trường đối với dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; dầu mazut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít; dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên mức trần 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng có ảnh hưởng đến môi trường như: Than đá, thuốc giệt cỏ, thuốc trừ mối, túi nylon, các loại thuốc khử trùng thuộc loại hạn chế sử dụng.

Tang thue bao ve moi truong voi xang len khung cao nhat 4.000 dong/lit hinh anh 1
Thuế bảo vệ môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít từ 1/1/2019. Ảnh:LH.

Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Như vậy, việc tăng thuế sẽ không tác động đến chỉ số giá tiêu dùng năm nay, đảm bảo mục tiêu kiềm giữ lạm phát dưới 4% năm 2018 của Chính phủ.

Trước đó, tại phiên thảo luận về nghị quyết này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng tiền thuế thu môi trường phải đưa vào ngân sách và phải chi lại cho bảo vệ môi trường, vì thế người dân "mới thấy sòng phẳng, chứ không phải thu chỗ này chi cho chỗ khác".

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết nếu điều chỉnh loại thuế này mỗi năm ngân sách sẽ có thêm hơn 15.700 tỷ đồng, là một nguồn lớn để đầu tư, xử lý vấn đề môi trường.

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh Chính phủ đã có báo cáo tác động đánh giá bổ sung đầy đủ. Thời điểm có hiệu lực nghị quyết từ ngày 1/1/2019 sẽ không tác động làm tăng CPI năm 2018, đảm bảo dư địa cho Chính phủ điều chỉnh lạm phát năm 2019, từ đó hạn chế tối thiểu tác động tới đời sống người dân, hoạt động nền kinh tế.

Dự kiến, giá xăng dầu chỉ tác động 0,07-0,09% CPI năm 2019.

 

Trước đó, Bộ Tài chính đã nhiều lần đưa ra đề xuất tăng thuế môi trường đói với các mặt hàng xăng dầu. Lần gần nhất, Bộ này đã trình Chính phủ và được Thủ tướng đồng ý giữ nguyên mức tăng kịch khung, nghĩa là thuế bảo vệ môi trường mà một lít xăng phải gánh sẽ tăng thêm 1.000 đồng, lên mức 4.000 đồng/lít.

Nói về sự cần thiết ban hành nghị quyết này, Bộ Tài chính nhấn mạnh sẽ khuyến khích mọi tổ chức cá nhân tiết kiệm hàng hóa khi sử dụng gây tác hại đến môi trường, khuyến khích việc sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng sẽ “động viên hợp lý đóng góp của xã hội vào Ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, trong đó có nhiệm vụ chi cho bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, các lần đưa ra phương án tăng thuế của Bộ Tài chính đều vấp phải nhiều ý kiến phản đối. Nhiều người cảm thấy hoài nghi về lý do thực sự của việc tăng thuế môi trường đối với xăng dầu là gì, hiệu quả bảo vệ môi trường thực sự thế nào, đo lường ra sao.

Một số chuyên gia cho rằng nếu đánh thuế môi trường để giảm tiêu dùng, hạn chế sử dụng sản phẩm đó thì phải đánh vào than, mặt hàng ô nhiễm hơn xăng dầu rất nhiều. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không làm như vậy, vì thu thuế xăng dầu dễ hơn, dù xăng dầu gây ô nhiễm ít hơn than.

 

Theo Zing
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm