Thành phố Huế: Cung ứng đủ hàng hoá, thực phẩm trong mùa dịch
Quảng Ngãi: Ruộng ớt chín đỏ bị bỏ mặc, mắt người nông dân "cay xè"! / Thu ngân sách tăng 7,3% so với cùng kỳ
Ông Đồng Sỹ Toàn, Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Huế cho biết: “Hiện nay, tại các chợ ở thành phố Huế vẫn đảm bảo cung cấp nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân trên địa bàn. Giá cả các mặt hàng tương đối bình ổn và hiện đang rất dồi dào, mọi hoạt động mua bán diễn ra bình thường, giá cả được tiểu thương niêm yết, không có tình trạng tăng giá. Đặc biệt, nếu trong tình huống có trường hợp nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn, thành phố cũng đã có các phương án cụ thể thực hiện giãn cách tại chợ chỉ được kinh doanh những mặt hàng thiết yếu".
Bên cạnh đó, TP.Huế phát phiếu đi chợ chợ theo ngày chẵn và lẻ, đến mua bán tại chợ thuộc địa bàn phường đang sinh sống. Trong tình huống có trường hợp nghi nhiễm Covid-19 tại chợ thì thực hiện phong tỏa, khử khuẩn, xét nghiệm cho toàn bộ chợ; tiếp nhận các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các hệ thống phân phối và các đơn vị có liên quan trong việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục nhu cầu người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp”.
Nguồn hàng tại các chợ, siêu thị luôn đủ cung ứng cho người dân trong mùa dịch.
Đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu trong mọi tình huống
Tại các doanh nghiệp của thành phố và các huyện, thị xã,…dự báo được nhu cầu của người dân đối với hàng hóa sẽ tăng, qua đó đã chủ động có kế hoạch dự trữ, chuẩn bị nguồn cung để đáp ứng cho người dân. Thẹo thống kê, hiện các đơn vị đã dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu rất dồi dào với hơn 290 tấn gạo, gần 13.000 thùng mì tôm và nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm khác như dầu ăn, rau, củ, quả, khẩu trang, nước sát khuẩn,… Trong hệ thống các siêu thị, chợ và các doanh nghiệp giá cả của các loại hàng hóa được niêm yết rõ ràng, đầy đủ và ổn định, không có hiện tượng thiếu hàng, “sốt giá”. Một số mặt hàng thiết yếu như mỳ ăn liền giá cũng đã giảm xuống, giá thịt lợn loại 1 vẫn giữ giá 150.000 đồng/kg, loại 2 130.000 đồng/kg; Thịt bò vẫn giữ nguyên giá không có dao động; các loại đồ đóng hộp và các loại rau, củ quả giá vẫn ổn định.
Bà Nguyễn Thị Thanh Trà, Ban quản lý chợ Đông Ba cho biết: “Hiện hàng hóa của chợ đa dạng, phong phú. Lương thực - thực phẩm tại chợ không nhiều, tuy nhiên, các kho hàng và các nguồn của đại lý bên ngoài khá lớn. Nếu cần thiết thì có thể điều động hàng trăm tấn gạo cũng như mì tôm và các loại nhu yếu phẩm khác để phục vụ nhu cầu của người dân trong mùa dịch này”.
Tại các siêu thị như Coopmarrt, BigC vẫn đảm bảo lượng hàng kinh doanh thường xuyên tại siêu thị; đồng thời còn dữ trữ thêm lượng hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Việc nhập hàng hóa cũng được quan tâm thực hiện đảm bảo các thủ tục an toàn trong khâu kiểm dịch, vận chuyển.
Bà Dương Thị Tuất, Quản lý siêu thị Coopmart Huế cho biết: “Hiện nay, toàn bộ kho hàng của siêu thị đã chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu hàng hóa của người dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu như gạo, dầu ăn, nước mắm, khẩu trang… Thường xuyên trong tuần xe vận chuyển hàng từ Trung tâm của Sài Gòn Coop về liên tục do đó đảm bảo nguồn hàng nhu yếu phẩm phục vụ người tiêu dùng. Đồng thời, phối hợp các cơ quan y tế tiến hành khử trùng không gian mua sắm, tổng rà soát công tác phòng chống dịch và triển khai lấy tầm soát hàng nghìn mẫu xét nghiệm nhân viên. Kết quả cho thấy đội ngũ nhân viên tại các siêu thị 100% âm tính với virus Covid-19".
Trong những ngày này, lượng khách hàng đi mua sắm một số mặt hàng thiết yếu cho phòng chống dịch có tăng lên. Tuy nhiên, do tin tưởng vào khả năng cung ứng hàng hóa thiết yếu của các hệ thống phân phối nên sau đợt dịch lần thứ 4 bùng phát, mặc dù tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nhưng tâm lý người dân trên địa bàn thành phố trong mua sắm hàng hóa tương đối bình tĩnh.
Bà Lê Thị Diệu Hiền ở phường Phú Hòa chia sẻ: “ Nghe dịch bùng phát trở lại cũng sợ lắm nhưng khi được khuyến cáo là hàng hóa thực phẩm nhà nước luôn đảm bảo đầy đủ, nếu có giãn cách cũng phát phiếu để đi chợ nên cũng không còn lo chạy đi mua đồ dự trữ như trước đây nữa. Thiếu thì đi mua thôi, hạn chế tập trung đông người để chung tay phòng chống dịch”.
Nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong công tác phòng chống dịch Covid-19, UBND thành phố Huế cũng đã chỉ đạo các ngành liên quan, các phường tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng, ảnh hưởng đến an toàn xã hội, hàng tiêu dùng thiết yếu. Theo dõi diễn biến tình hình của dịch bệnh để đưa ra các phương án cụ thể.
Khuyến cáo người dân không nên ồ ạt mua hàng dự trữ; hạn chế tập trung đông người để mua hàng hóa, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo