Thị trường

Thủ tướng chỉ thị xử lý dứt điểm các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém

DNVN - Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị 06/CT-TTg về việc tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân, trong đó nhấn mạnh việc xử lý dứt điểm các quỹ hoạt động yếu kém.

Quốc hội đang chú ý đặc biệt đến doanh nghiệp nợ thuế / Chính phủ xin rút đề xuất tăng thuế xăng kịch khung 8.000 đồng/lít

Chỉ thị nêu rõ: Thời gian vừa qua, có một số Quỹ Tín dụng nhân dân có biểu hiện xa rời tôn chỉ và mục đích hoạt động, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn và an toàn hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân. Hành lang pháp lý cho hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân còn thiếu và chưa đồng bộ. Ở một số nơi, chính quyền địa phương các cấp còn thiếu sự quan tâm phối hợp trong công tác quản lý nhà nước, xử lý kịp thời sai phạm.
Trước tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung thực hiện thành công nhiệm vụ cơ cấu lại hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ theo định hướng “Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố và nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả của Quỹ Tín dụng nhân dân hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc các Quỹ Tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn; phạm vi hoạt động chủ yếu của Quỹ Tín dụng nhân dân là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm Quỹ Tín dụng nhân dân hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên”.
Ảnh minh họa.

Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, quy định về an toàn hoạt động, quản lý, điều hành, quản trị rủi ro và các quy định khác đối với hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật;
Tăng cường, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin báo cáo và quản lý để giám sát đầy đủ, hiệu quả, phát hiệp và ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong hoạt động của Quỹ Tín dụng nhân dân;
Tăng cường vai trò và giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và Bảo hiểm Tiền gửi trong việc phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân;
Tập trung xử lý theo thẩm quyền các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém bằng các hình thức sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc bằng một số biện pháp khác theo đúng quy định của pháp luật, trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương; nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra ở cấp trung ương và địa phương về hoạt động tín dụng, cấp phép hoạt động, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các Quỹ Tín dụng nhân dân, xử lý các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém hiện nay.
Rà soát, đánh giá, phân loại các Quỹ Tín dụng nhân dân để có các biện pháp xử lý phù hợp đối với các Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém theo Đề án củng cố và phát triển Quỹ Tín dụng nhân dân đến 2020 và định hướng đến 2030.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền các quy định (về chế độ tài chính, trích lập dự phòng rủi ro,...) để tạo điều kiện cho các tổ chức (Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam,...) tham gia xử lý Quỹ Tín dụng nhân dân yếu kém; nghiên cứu đề xuất việc ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế để khuyến khích phát triển Quỹ Tín dụng nhân dân tại vùng nông thôn, vùng khó khăn theo định hướng, giải pháp đã quy định tại Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020".
Trong khi đó, Bộ Công an được giao nhiệm vụ tích cực, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính quyền địa phương trong việc xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật trong hoạt động của các Quỹ Tín dụng nhân dân; duy trì an ninh, trật tự trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; chỉ đạo công an địa phương hỗ trợ, phối hợp với cơ quan chức năng trong việc thu hồi vốn, tài sản của các Quỹ Tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật...
PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm