Tiếp tục xuất siêu trong nửa đầu tháng 6, thặng dư thương mại đạt 3,75 tỷ USD
Gần 12.000 đồng cho 1 quả vải thiều Việt tại Nhật / Định hình lại ngành xuất khẩu nông sản
Theo đó, tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6 (từ ngày 1 - 15/6) đạt 20,57 tỷ USD, tăng 3,3% (tương ứng tăng 651 triệu USD) so với nửa cuối tháng 5.
Về xuất khẩu, kỳ 1 tháng 6 đạt 10,37 tỷ USD, giảm 5,3% so với 15 ngày cuối tháng 5. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6, tổng trị giá xuất khẩu đạt 110,56 tỷ USD, giảm nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Ở chiều ngược lại, tính đến hết ngày 15/6, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 106,81 tỷ USD, giảm 3,9% (tương ứng giảm 4,34 tỷ USD) so với cùng kỳ.
Trong ngắn hạn, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn. Mặc dù đã thành công trong cuộc chiến chống Covid-19, nhưng việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Namlại phụ thuộc lớn vào yếu tố bên ngoài. Trong khi đó, dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang có những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu, quá trình hồi phục sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, dự báo trong những tháng cuối năm, xuất nhập khẩu của Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục nhưng kim ngạch vẫn giảm so với cùng kỳ năm 2019 và tác động không nhỏ đến mục tiêu xuất khẩu cả năm 2020 là 300 tỷ USD.
Để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã và đang tổ chức tuyên truyền về các lợi ích và cách thức tận dụng lợi ích do các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại; phát triển thị trường xuất khẩu và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; đa dạng hóa, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Tổng mức xuất siêu từ đầu năm đến hết ngày 15/6 đạt 3,75 tỷ USD