Thị trường

Việt Nam sớm tham gia Hiệp định Trợ cấp thủy sản

DNVN - Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm tham gia Hiệp định Trợ cấp Thủy sản nhằm tạo ra những yếu tố tích cực cho sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản nước nhà.

Lần đầu tiên triển lãm quốc tế ngành dệt may được tổ chức tại Việt Nam / Giá vàng ngày 26/2/2024: Giảm phiên đầu tuần

Tại phiên khai mạc hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 13 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (MC13) tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 26/2, các đại biểu đã chứng kiến lễ trao văn kiện phê chuẩn Hiệp định Trợ cấp Thủy sản.

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, Hiệp định Trợ cấp Thuỷ sản là một điểm nhấn quan trọng làm nổi bật vai trò của WTO trong giai đoạn hiện nay. Bà kỳ vọng hiệp định sẽ sớm có hiệu lực trên toàn cầu ngay trong năm nay.

Dự thảo quy định mới nhất của WTO về thủy sản đã mở rộng số các thành viên phải tuân thủ. Dự thảo văn bản trợ cấp nghề cá mới do các nhà đám phán đưa ra sẽ mở rộng số lượng thành viên của WTO phải tuân theo các quy định chặt chẽ hơn, bao gồm tất cả các nước phát triển và đang phát triển không được hưởng đối xử đặc biệt và khác biệt.


Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên là trưởng đoàn Việt Nam tham dự MC13.

Đại sứ lceland Einar Qunnarsson, người chủ trì các cuộc đàm phán nghề cá, cho biết văn bản được chuyển tới các bộ trưởng sẽ là cơ sở cho các cuộc đàm phán tại hội nghị cấp bộ trưởng của WTO lần thứ 13.

Bên lề hội nghị, đại diện Bộ NN&PTNT Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm tham gia hiệp định. Điều này tạo ra những yếu tố tích cực cho sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam. Tuy vậy, cũng có nhiều khó khăn, thách thức không nhỏ, nhất là đối với nghề cá trên biển.

Cũng tại phiên khai mạc sáng nay, văn kiện Hiệp định Tạo thuận lợi đầu tư cho phát triển (IFD) đã được công bố trên trang web của WTO vài giờ trước khi hội nghị MC13 khai mạc.

Hơn 120 thành viên WTO đã đạt thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào các nước đang phát triển bằng cách cải thiện tính minh bạch và xóa bỏ các rào cản quan liêu.

Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Sau 17 năm gia nhập WTO, quy mô thương mại của Việt Nam đã có bước tiến dài, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 730 tỷ USD vào cuối năm 2022. Năm 2023, trước tác động của suy giảm kinh tế và thương mại toàn cầu, xuất nhập khẩu cũng không tránh khỏi ảnh hưởng song vẫn cán đích trên 680 tỷ USD, là một điểm sáng của tăng trưởng kinh tế vĩ mô.

Việt Nam được đánh giá là một trong 30 nước gia nhập WTO thành công. Tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ từ một nước nhập siêu, nhưng xuất siêu 8 năm liên tiếp, với mức thặng dư đạt 26 tỷ USD cuối năm 2023.




Thu An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm