Việt Nam thu hút FDI ngành chế biến, chế tạo
Dòng vốn FDI vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ / 7 dấu hiệu nhận biết thị trường chứng khoán đã đi vào vùng rủi ro
Ảnh minh họa
Cứ 3 đồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thì có tới gần 2 đồng là đầu tư vào ngành này. Hiện, Việt Nam đang nổi lên như là 1 trung tâm sản xuất cho các cấu phần camera và các dịch vụ sản xuất điện tử.
Nhà máy Hana Micron Vina có trụ sở tại Bắc Giang với tổng diện tích hơn 6 ha là nhà máy thứ 2 tại Việt Nam của tập đoàn Hana Micron, đối tác sản xuất chip điện thoại cho Samsung. Với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, đây là cơ sở sản xuất lớn nhất trong hoạt động kinh doanh toàn cầu của tập đoàn Hana Micron tại Hàn Quốc.
Ông Chung Wonseok, Giám đốc Công ty Hana Micron Vina, cho biết: "Việt Nam có những lợi thế lớn để thu hút FDI như các chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu. Tình hình chính trị, an ninh ổn định. Tỉnh Bắc Giang nói riêng và chính phủ Việt Nam nói chung cũng luôn tích cực gặp mặt, lắng nghe các khó khăn và vấn đề của doanh nghiệp nước ngoài".
Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, nhận định: "Doanh nghiệp Việt Nam hiện cócơ sở hạ tầngtốt, nhà máy, điều kiện đủ tiêu chuẩn về quy trình sản xuất cũng như lao động. Thứ 2 là doanh nghiệp Việt Nam cũng có điểm tựa tốt về chính sách hỗ trợ, khuyến khích của chính phủ Việt Nam".
Mới đây, hơn 60 doanh nghiệp Singapore đang có mặt tại Việt Nam để tham dự một hội nghị kết nối kinh doanh giữa 2 quốc gia, bao gồm cả những doanh nghiệp đã đầu tư tỉ USD, và cả những doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội để rót vốn.
Ông Terance Choy, Giám đốc Công ty Fingertips, Singapore, nói: "Tiềm năng từ nền kinh tế số của Việt Nam, bao gồm cả khu vực công và khu vực tư nhân, là rất lớn và vô cùng hấp dẫn với các công ty trong lĩnh vực chuyển đổi số như chúng tôi. Chúng tôi rất mong muốn có thể nắm bắt được cơ hội hợp tác ngay trong chuyến đi lần này".
Ông Jaya Ratnam, Đại sứ Singapore tại Việt Nam, chia sẻ: "Giữa bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều thách thức, Việt Nam vẫn giữ được những điểm sáng, trong đó phải kể đến việc Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp FDI".
Với sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, các doanh nhân Singapore nhìn nhận, Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được đánh thức, như ẩm thực, du lịch, hay chăm sóc sức khỏe. Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế để thu hút đầu tư như người tiêu dùng trẻ, nguồn lao động dồi dào, và quan trọng là 1 khát khao phát triển bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo