Xuất khẩu tôm có thể vượt mốc 4 tỷ USD trong năm 2021
Xuất khẩu 'đứng ngồi không yên' vì thiếu container rỗng / 'Bức tranh sáng' của xuất khẩu qua một năm gian nan
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2021, có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất, xuất khẩu mặt hàng tôm của Việt Nam.
Nhu cầu thế giới vẫn ổn định trong khi các nước xuất khẩu khác chưa kịp phục hồi. Trung Quốc là nguồn cung tôm lớn nhất châu Á, tuy nhiên vẫn đang thiếu hụt nguồn tôm cho chế biến và tiêu dùng.
Cùng với đó, thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ đối với tôm đang ở mức thấp; lợi thế thuế quan cho xuất xứ thuần Việt Nam của sản phẩm tôm nuôi trong các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới...
Trong bối cảnh hiện tại, VASEP đưa ra dự báo, xuất khẩu tôm năm nay tăng khoảng 15% so với năm 2020, vượt mốc 4 tỷ USD.
Ở góc độ thuận lợi, khó khăn cho từng thị trường xuất khẩu lớn, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản phân tích: Tại thị trường Nhật Bản, tôm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh mạnh với tôm của Ấn Độ đang có mức giá thấp hơn hẳn do chi phí sản xuất tôm ở Ấn Độ thấp hơn.
Dù vậy, hiện Việt Nam đang là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản và có nhiều lợi thế từ FTA song phương với Nhật Bản đối với mặt hàng tôm.
Với thị trường Mỹ, xuất khẩu trong thời gian tới sẽ tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng và hai sản phẩm chủ lực của Việt Nam là cá tra và tôm có mức giá phù hợp với đa số người tiêu dùng Mỹ.
Tương tự với EU, xuất khẩu tôm Việt sẽ có nhiều cơ hội tăng mạnh thị phần do có lợi thế từ Hiệp định EVFTA.
Đáng chú ý, với thị trường Trung Quốc, nước này siết chặt kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu về chất lượng, kiểm dịch và thủ tục sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc những tháng năm 2021 có thể bị chậm ở một số thời điểm. Các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt rõ các quy định, thủ tục để giảm thiểu rủi ro.
End of content
Không có tin nào tiếp theo