Thị trường

Nguồn cung dồi dào sẽ kiềm chế việc tăng giá hàng hóa

(DNVN) - Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) dự báo như vậy về diễn biến giá cả một số mặt hàng tháng 6/2015.

VINPA cho biết, theo thông tin từ Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 năm 2015 tăng 0,16% so với tháng 4 năm 2015, trong đó sự tác động của giá xăng dầu, điện, nước đến CPI đã thấy rõ ở 2 nhóm tăng cao nhất là nhà ở vật liệu xây dựng và nhóm giao thông, tăng lần lượt 1,27% và 1,02% (theo chu kỳ tính giá của CPI, việc điều chỉnh tăng giá xăng ngày 5/5/2015 mới tác động trực tiếp vào mức tăng CPI tháng 5 khoảng 0,08%, giá điện góp 0,11%). Các nhóm khác tăng khá thấp với mức tăng từ 0-0,39%, riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,22% do giá lương thực và thực phẩm giảm lần lượt 0,46% và 0,29%.
Như vậy, sau 5 tháng đầu năm, CPI mới tăng 0,2% (so với tháng 12/2014) là mức tăng thấp nhất trong vòng 14 năm qua và bình quân 5 tháng đầu năm chỉ tăng 0,83% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra, trong tháng có dịp lễ 30/4 – 1/5 kéo dài nên nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến cước vận tải hành khách ở các loại phương tiện cũng tăng đáng kể góp phần vào mức tăng của chỉ số chung. Cũng do kỳ nghỉ lễ kéo dài khiến nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của người dân tăng cao khiến chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,39% so với tháng trước, cũng là mức tăng cao nhất trong 15 tháng qua của nhóm này.
Trên cơ sở đó, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam dự báo trong thời gian tới, với xu hướng tăng giá của một số mặt hàng trên thị trường thế giới ảnh hưởng tới giá một số mặt hàng trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu, tác động của giá xăng dầu (điều chỉnh tăng giá xăng ngày 20/5 tới kỳ tính CPI tháng 6), nhu cầu tiêu dùng điện, nước tăng cao hơn trong mùa nắng nóng có thể gây ảnh hưởng tăng tới CPI chung. Tuy nhiên, do nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào, nhất là hàng lương thực, thực phẩm, sức tiêu thụ không tăng đột biến nên giá hàng hóa nói chung sẽ không tăng mạnh, dự kiến CPI tháng 6 sẽ tăng khoảng 0,3% so với tháng 5.

Nguồn cung dồi dào sẽ kiềm chế việc tăng giá hàng hóa.
Nguồn cung dồi dào sẽ kiềm chế việc tăng giá hàng hóa.

Về viễn biến cung cầu mặt hàng xăng dầu, VINPA cho biết, ngày 12/5 vừa qua, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo nhu cầu dầu thô trong năm 2015 lên 92,5 triệu thùng/ngày, tăng 50.000 thùng/ngày so với dự báo hồi tháng trước. Trong khi đó Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ cũng nâng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2015 thêm 190.000 thùng/ngày lên 93,28 triệu thùng/ngày. Bình quân cả tháng, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng so với tháng 4. 
Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tại New York đã lên mức 60,93 USD/thùng (06/5), mức cao nhất kể từ đầu năm, sau đó giảm dần về mức 57,26 USD/thùng (22/5) và hiện chốt tại mức 58,03 (26/5). Giá dầu Brent lên mức 67,77 USD/thùng (06/5) và hiện giảm còn 63,72 USD/thùng (26/5). Trên thị trường Singapore, giá xăng dầu thế giới bình quân tháng 5 năm 2015 tăng từ 9-12% so với bình quân tháng 4 năm 2015.
Chính vì thế, VINPA dự báo báo cáo về tình hình kinh tế tại các nền kinh tế lớn và báo cáo tồn kho dầu thô toàn cầu và sự biến động giá của đồng Đô la Mỹ là yếu tố cơ bản tác động đến giá dầu thô trên thị trường thế giới tháng 6. Dự báo giá dầu thế giới sẽ dao động trong khoảng 60 USD/thùng dầu WTI, 63-68 USD/thùng dầu Brent.

HÒA HẬU
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo