Quốc tế

'Tàu ngầm Iran khiến đối thủ kinh ngạc'

Tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm Jask-2  này đủ xa và mạnh để khiến đối thủ phải bất ngờ.

Trực thăng chở lính đánh thuê người Nga bị bắn hạ tại Libya / Ukraine nâng cấp An-26 để sử dụng hệ thống nhảy dù T-11 của Mỹ

Hãng Fars News dẫn tuyên bố của ông Khanzadi cho biết: "Ngày nay, tầm bắn của tên lửa Jask-2 xa hơn và chính xác hơn so với nguyên mẫu. Nó đủ mạnh để khiến mọi đối thủ của Iran phải bất ngờ".

Dù Tướng Khanzadi không chia sẻ thông tin cụ thể về các thông số kỹ thuật liên quan tới tên lửa Jask, song tên lửa này được biết có thể được phóng từ các ống phóng ngư lôi trên tàu ngầm.

'Tau ngam Iran khien doi thu kinh ngac'
Tàu ngầm Iran.

Lần đầu tiên, tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm Jask được công khai là hồi tháng 2/2019 nhân cuộc tập trận hải quân quy mô lớn có tên Veleyat-97. Cũng theo ông Khanzadi, tầm bắn của tên lửa Jask sẽ được "cải tiến thường xuyên" trong tương lai.

Theo đó, "Dự án Jask-2" cũng đang được Iran triển khai và đã đạt được nhưng thành công lớn. Ông Khanzadi nhấn mạnh, tầm bắn mở rộng của tên lửa Jask-2 "chắc chắn sẽ khiến kẻ thù vô cùng kinh ngạc".

Cùng với tên lửa hành trình Jask, ông Khanzadi còn cho giới thiệu các dự án quân sự khác liên quan tới lực lượng hải quân Iran như máy bay không người lái (UAV) Pelikan VTOL phóng từ trên biển, bom dẫn hướng Balaban, mìn hải quân Sadaf-2.

Điều đặc biệt là ông Khanzadi còn tiết lộ về mục đích của những cuộc tập trận hải quân chung giữa Iran, Nga và Trung Quốc trên Ấn Độ Dương hồi cuối năm 2019 và đầu 2020.

"Mục đích của cuộc tập trận là hình thành an ninh tập thể và hỗ trợ đảm bảo an ninh ở phía bắc Ấn Độ Dương, khu vực đang chứng kiến nhiều bất ổn như nạn hải tặc.

 

Ngoài ra, những cuộc diễn tập còn giúp Hải quân Iran tăng cường khả năng đối phó với những tình huống bất ngờ diễn ra gần bờ biển của mình do kẻ thù mang đến", ông Khanzadi nói.

Theo thống kê tại thời điểm năm 2019, Hải quân Iran có trong biên chế hạm đội tàu ngầm khá đông đảo với 21 chiếc, chưa kể nhiều xuồng bán ngầm phụ trợ.

Đáng kể nhất trong số này là 3 chiếc Kilo 877EKM do Nga chế tạo có khả năng phóng tên lửa hành trình chống hạm từ dưới nước.

Bên cạnh đó còn có 1 tàu ngầm diesel-điện Fateh 920 được Tehran tạo ra bằng cách sao chép thiết kế tàu ngầm tấn công mini Type 206 của hải quân Đức.

Tàu ngầm Fateh 920 được trang bị ngư lôi 533 mm YT-534-UW1 và tên lửa chống tàu hạng nhẹ Jask-2. Năng lực chiến đấu của chiếc chiến hạm này tương đối đáng gờm khi được sử dụng cho chiến thuật du kích.

 

Ngoài ra hải quân Iran còn có một tàu ngầm mini lớp Nahang có chiều dài 24 m được trang bị ngư lôi, nó còn có thể được sử dụng cho nhiệm vụ rải thủy lôi nhằm phong tỏa eo biển Hormuz.

Đông đảo nhất trong hạm đội tàu ngầm Iran là 16 chiếc Ghadir các phiên bản, đây được xem là một thiết kế sửa đổi từ tàu ngầm mini lớp Sang-O của Triều Tiên.

Mặc dù Hải quân Iran tuyên bố tàu ngầm mini Ghadir của họ có khả năng mang ngư lôi hạng nặng và tên lửa chống hạm hạng nhẹ nhưng kích thước quá nhỏ của chúng khiến khó có thể mang được những vũ khí này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm