Quốc tế

Ba Lan sản xuất hai loại tên lửa chống tăng tối tân nhất của Mỹ và Israel

Mặc dù thực tế là Ba Lan đã sản xuất tên lửa chống tăng Spike-LR của Israel, nhưng nước này sẽ tiếp tục chế tạo Javelin của Mỹ.

Tên lửa siêu thanh Kinzhal sẽ được sử dụng thường xuyên sau khi tích hợp vào Su-34? / Đan Mạch công bố gói viện trợ quân sự trị giá hơn 800 triệu USD cho Ukraine

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ba Lan đang được đầu tư mạnh chưa từng có.

Với tham vọng nội địa hóa sản xuất các loại vũ khí tối tân, Warsaw đã ký kết nhiều thỏa thuận với các đối tác lớn trên thế giới.

Rất bất ngờ khi Ba Lan mới đây đã ký hợp đồng sản xuất hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM) di động Javelin.

Một thỏa thuận đã đạt được giữa Polska Grupa Zbrojeniowa (PGZ) và liên doanh giữa Raytheon với Lockheed Martin của Mỹ.

Việc sản xuất tên lửa Javelin sẽ được triển khai tại các cơ sở của Mesko SA, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vũ khí Ba Lan.

Đáng chú ý, chúng ta đang nói về việc chế tạo toàn bộ loại ATGM này, chứ không phải lắp ráp từ các bộ phận riêng lẻ.

Ba Lan sẽ sản xuất tại chỗ tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ. ảnh 1

Ba Lan sẽ sản xuất tại chỗ tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ.

Trong năm 2020, Warsaw đã đặt hàng 60 bệ phóng và 180 tên lửa Javelin với giá 54 triệu USD.

Hợp đồng sau đó được mở rộng để mua thêm 50 bệ phóng phiên bản mới LWCLU và 500 tên lửa nâng cấp FGM-148F với đầu đạn đa dụng. Đơn hàng bổ sung trị giá 103,5 triệu USD.

Đồng thời việc nội địa hóa sản xuất ATGM Javelin (ít nhất là đạn tên lửa) cho thấy kế hoạch lớn hơn nhiều về việc sử dụng vũ khí này trong Quân đội Ba Lan, cũng như hướng tới xuất khẩu trong tương lai.

Hơn nữa, rất có thể thỏa thuận giữa Ba Lan và Mỹ có tiềm năng xuất khẩu nhiều hơn.

Thực tế là Mesko SA đã nhận giấy phép sản xuất tên lửa chống tăng Spike-LR của công ty Rafael đến từ Israel.

 

Đối với loại ATGM này, Quân đội Ba Lan đã có 264 bệ phóng và hơn 3.500 tên lửa trong biên chế.

Ngoài ra vào đầu tháng 8/2023, Mesko SA đã ký hợp đồng khác trị giá 400 triệu zloty (khoảng 93 triệu USD) để sản xuất loại vũ khí này cho đến năm 2026.

Ba Lan đã có giấy phép sản xuất tên lửa chống tăng Spike-LR trước đó. ảnh 2

Ba Lan đã có giấy phép sản xuất tên lửa chống tăng Spike-LR trước đó.

Trong bối cảnh trên, số phận của dự án hợp tác phát triển ATGM Pirat sử dụng hệ thống dẫn đường laser bán chủ động giữa Ukraine và Ba Lan bị đặt một câu hỏi lớn.

Mặc dù Mesko SA đảm bảo rằng chương trình này có chỗ đứng riêng và sẽ về đích, nhưng do sử dụng công nghệ lạc hậu hơn nhiều so với Javelin hay Spike-LR nên triển vọng của Pirat là không rõ ràng.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm