Quốc tế

Báo Mỹ: K-77M giúp Su-57 chiếm lợi thế trước phương Tây

Thừa nhận được tờ Military Watch của Mỹ đưa ra khi nói về sức mạnh của tên lửa không đối không K-77M trong Không quân Nga.

Những điều cần biết về xe bọc thép chở quân hiện đại của quân đội Nga - BTR-82A / Tàu Mk-VI của Mỹ sẽ là gánh nặng cho Hải quân Ukraine

Theo báo Mỹ, tên lửa K-77M được phát triển dành riêng cho tiêm kích tàng hình Su-57. Với tầm bắn gần 200km của K-77M sẽ cho phép tiêm kích Nga giành ưu thế trên không trong không chiến với phương Tây.

Tờ Military Watch đặc biệt chú ý đến ăng ten mảng pha quét chủ động được bối trí ở phần mũi tên lửa, giúp mang lại độ chính xác cao khi tấn công mục tiêu và khiến máy bay đối phương không thể trốn thoát.

Bao My: K-77M giup Su-57 chiem loi the truoc phuong Tay
Su-57 mang theo tên lửa K-77M.

Tên lửa K-77M sẽ là chìa khóa để khôi phục lợi thế tên lửa mà Nga và chuẩn bị cho Không quân Nga đối phó với các mối đe dọa thế hệ tiếp theo, chẳng hạn như tên lửa AIM-260 mà Mỹ đang phát triển.

"K-77M giải quyết được vấn đề này: nó có thể trở thành tên lửa không đối không tầm xa hiệu quả nhất trên thế giới", báo Mỹ viết và cho rằng, nếu một tên lửa như vậy xuất hiện gần biên giới các nước thành viên NATO, sẽ là mối lo ngại thực sự đối với các quốc gia này.

Đáng chú ý, Su-57 có khả năng mang vũ khí trong khoang vũ khí tới 8 tên lửa không đối không tầm xa và 2 tên lửa tầm ngắn, đây là khả năng mang vũ khí trong thân cực ấn tượng mà không một loại tiêm kích tàng hình nào làm được.

Về mặt lý thuyết, AIM-260 có thể khiêm tốn một số tính năng của K-77M nhưng đây vẫn được coi là một cuộc cách mạnh trong lĩnh vực vũ khí không đối không của Mỹ và phương Tây.

Dự án AIM-260 bắt đầu được Mỹ phát triển cách đây hơn 4 năm. Đây sẽ là vũ khí không chiến chủ lực của tiêm kích Mỹ trong tương lai. Nó có tầm bắn xa hơn dòng AIM-120, trang bị nhiều tính năng để đối phó với những mối đe dọa cụ thể.

 

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Mỹ ngày càng lo ngại việc đối thủ tiềm tàng như Nga đang bắt đầu biên chế tiêm kích tàng hình, cũng như phát triển các tên lửa không đối không tầm xa cho chúng.

Hiện không có nhiều thông tin về tên lửa AIM-260. Dường như nó có kích thước tương đương mẫu AMRAAM và không sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) như tên lửa Meteor của châu Âu.

Tiến bộ về động cơ nhiên liệu rắn và công nghệ đầu đạn, cũng như thân vỏ được tối ưu hóa về khí động học có thể tăng tầm bắn cho AIM-260. Điều này từng được áp dụng với tên lửa diệt radar AGM-88G, khi nó sử dụng đầu đạn nhỏ hơn nguyên mẫu AGM-88E để có thêm chỗ chứa nhiên liệu.

Tên lửa có khả năng sẽ được lắp đầu dò kép với radar và camera ảnh nhiệt, cho phép bám bắt mục tiêu ngay cả khi bị gây nhiễu điện tử. Nếu đầu dò ảnh nhiệt bị chế áp, AIM-260 có thể dựa vào radar để lao tới mục tiêu.

Giới chuyên gia phương Tây cho rằng AIM-260 có thể được trang bị liên kết dữ liệu hai chiều, giúp tăng đáng kể độ chính xác hoặc thay đổi mục tiêu sau khi tên lửa rời bệ phóng. Nó cũng có thể dùng dữ liệu dẫn bắn từ cảm biến bên ngoài thay vì radar tiêm kích, hạn chế khả năng đánh động đối phương như tên lửa truyền thống.

 

Với những tính năng mới, tên lửa AIM-260 hứa hẹn sẽ giúp tiêm kích Mỹ duy trì lợi thế trước các đối thủ tiềm tàng trong tương lai. Nhưng khi phải đối đầu với Su-57 với K-77M, đây vẫn sẽ là nhiệm vụ khó.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm