Quốc tế

Báo Mỹ: Nga nên biết sợ khi P-8A mang LRASM

Theo USNI News, để phi đội P-8A không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ tuần tra chống ngầm, Hải quân Mỹ đã quyết định trang bị loạt vũ khí tối tân.

Chuyên gia Mỹ nghĩ MiG-35 là chương trình thất bại của Nga / Ngoại trưởng Thổ: Ankara sẵn sàng bán UAV cho Nga

Gói trang bị vũ khí hạng nặng cho những chiếc P-8A Poseidon là một phần trong chương trình nâng cấp sức mạnh và khả năng chiến đấu cho P-8A của Hải quân Mỹ.

Những vũ khí mới nằm trong danh sách được tích hợp cho P-8A bao gồm: tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C LRASM, ngư lôi Mk 54, bom chống ngầm, bom đường kính nhỏ SDB II, tên lửa MALD...

Bao My: Nga nen biet so khi P-8A mang LRASM
Máy bay P-8A của Hải quân Mỹ.

Với những vũ khí được trang bị, P-8A có thể tung ra những đòn đánh hủy diệt đối phương mà không cần mạo hiểm xâm nhập vào khu vực phòng thủ của đối phương, đặc biệt là trường hợp của AGM-158C.

Dòng tên lửa này được thiết kế để thay thế cho tên lửa Harpoon, loại vũ khí được quân đội Mỹ sử dụng từ năm 1977. AGM-158C có hình dáng bên ngoài và lớp phủ của chúng đặc biệt cho phép giảm khả năng bị radar đối phương phát hiện.

Ngoài ra chúng còn được trang bị bộ cảm biến cho phép tự động phát hiện và xác định vị trí mục tiêu, đồng thời liên lạc với các tên lửa khác nhằm phân phối mục tiêu.

LRASM sẽ được trang bị đầu dò vô tuyến đa chức năng cùng đường truyền dữ liệu (datalink) tiên tiến. Sau khi rời khỏi bệ phóng, nó sẽ nhận dữ liệu mục tiêu từ tàu chiến hoặc máy bay, sau đó tiếp tục nhận thông tin cập nhật về mục tiêu qua kết nối với vệ tinh.

Tên lửa AGM-158C có phần chiến đấu nặng 450 kg và có thể tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới trên 900 km. Với tầm bắn này, P-8A có thể dễ dàng khai hỏa nhằm vào chiến hạm Nga khi đang bay ngoài tầm bắn của tất cả hệ thống đánh chặn.

 

Cùng với khả năng tấn công tầm xa, P-8A còn được trang bị tên lửa MALD - vũ khí có thể khiến hệ thống radar của phòng thủ Nga mất phương hướng.

Khi tác chiến, MALD có thể phát tín hiệu phát xạ gây nhiễu làm lẫn lộn các mục tiêu trên không đối với các đài radar phòng không của đối phương và tái tạo chính xác các tín hiệu gây nhiễu từ một máy bay tàng hình.

Bằng cách đó, nó làm cho phòng không Nga không phân biệt được mục tiêu thật/giả. Trong suốt hành trình bay trên không phận của kẻ thù, nó di chuyển theo một đường bay được lập trình từ trước (có thể tái lập trình) và tạo ra khoảng 100 mục tiêu giả khác nhau trong phạm vi tác chiến.

Khi đó, các hệ thống phòng không đối phương không thể phân biệt được một số lượng quá lớn mục tiêu, bị quá tải và bị gây nhiễu chủ động. Ngoài ra, MALD cũng tái tạo lại tín hiệu giả của các pháo đài bay như B-52H hay máy bay tàng hình như B-2 Spirit.

Giới quân sự Mỹ cho rằng, MALD có thể thách thức hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Chỉ cần được trang bị thêm AGM-158C và MALD, P-8A đã trở nên đáng sợ với cả hải quân và lực lượng phòng không mặt đất đối phương.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm