Quốc tế

Bị giới hạn, PrSM vẫn ấn tượng hơn trước

Quân đội Mỹ vừa công bố giới hạn tầm bắn tối đa đối với Tên lửa tấn công chính xác (PrSM) không vượt quá 650km.

Súng bắn tỉa đa năng Chukavin: Vũ khí tương lai cho xạ thủ Nga / Những bản sao vũ khí của Đức từng được Liên Xô muốn sản xuất

Thông tin về việc PrSM bị giới hạn tầm bắn ở mức 650km được công bố trong ngân sách dành cho năm tài chính 2022 vừa được thông qua. Trong đó, hơn 500 triệu USD dùng cho việc tiếp tục thử nghiệm và hoàn thiện vũ khí và 166 triệu USD để mua 110 tên lửa.

Bi gioi han, PrSM van an tuong hon truoc
Mỹ thử nghiệm PrSM.

"Để được chấp thuận đưa vào trang bị trong Quân đội Mỹ, PrSM bị giới hạn với tầm bắn tối đa không vượt quá 650km", tuyên bố của Quân đội Mỹ cho biết. Với quyết định mới được đưa ra, PrSM đã bị hạn chế đáng kể so với tầm bắn được công bố trước đó.

Hiện Mỹ đã tiến hành một số thử nghiệm thành công với PrSM. Tất cả đều được thực hiện trong năm 2019 và 2020. Nguyên mẫu tên lửa PrSM trong các vụ phóng thử nghiệm đã đạt tầm xa 240km và được xác nhận có thể đạt tầm trên 500km trong các vụ phóng thử sắp tiếp theo.

Ở giai đoạn cuối, vũ khí này sẽ được thử sức với tầm bắn tối đa khoảng 650km. Hướng phát triển của PrSM sẽ giúp Mỹ có được vũ khí tiến công chiến thuật mới có tính năng tương đương với dòng Iskander-M của Nga.

Đặc biệt, theo tướng Mỹ John Rafferty, khi chính thức đi vào trang bị, tên lửa PrSM đủ khả năng xuyên thủng hàng phòng thủ tối tân của Nga dù có S-400. Tên lửa PrSM Mỹ sẽ được sử dụng chủ yếu để chọc thủng hệ thống phòng không của Nga.

Trong khi đó ở Thái Bình Dương loại vũ khí này có chức năng chống các tàu chiến của Trung Quốc. "Thay vì hoãn phóng đến cuối năm 2020 như ban đầu, công việc này đã được thực hiện trong năm 2019 nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện vũ khí và giúp Mỹ có thêm phương án đối phó với đối thủ trong tình hình mới", Thiếu tướng Mỹ John Rafferty nói.

 

Việc phát triển hệ thống PrSM là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của công nghiệp quốc phòng Mỹ.

"Chúng ta phải phát triển các hệ thống vũ khí tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất. Thất bại trong việc phát triển hệ thống tên lửa này sẽ bị các đồng minh đặt câu hỏi về năng lực của Mỹ trong việc đảm bảo cân bằng với sự đe dọa từ phía Nga", vị tướng Mỹ cho biết thêm.

Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ cho rằng, tồn tại của PrSM là thiếu phiên bản tên lửa có khả năng tấn công tầm xa tới 2.500km, tương tự như Iskander với biến thể tên lửa hành trình.

Nhưng do học thuyết quân sự của Mỹ khác với Nga, sự thiếu sót của PrSM có thể được bù đắp bởi các loại tên lửa tiến công đường không hay từ chiến hạm.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm