Quốc tế

Cặp trực thăng hàng đầu của Mỹ xuất hiện tại Ấn Độ

Loạt vũ khí hàng đầu của Nga và Mỹ sản xuất vừa đồng loạt xuất hiện trong cuộc diễu binh tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ.

"Thợ săn tên lửa siêu thanh" Nga bắt đầu trực chiến / Hé lộ tên lửa đạn đạo mới trên máy bay ném bom H-6N của Trung Quốc

Những vũ khí hạng nặng xuất hiện trong cuộc diễu binh này lần lượt là xe tăng T-90, tiêm kích Su-30MKI, MiG-29 do Nga sản xuất; tên lửa chống vệ tinh do Ấn Độ tự phát triển; máy bay C-130J Super Hercules, C-17 Globemaste, trực thăng Chinook và Apache do Mỹ sản xuất.

Phi đội 4 chiếc trực thăng CH-47F Chinook xuất hiện lần này là những chiếc đầu tiên được Mỹ chuyển giao theo hợp đồng 15 chiếc CH-47F Chinook trị giá khoảng 1,5 tỷ USD mà New Delhi đã đặt mua từ Washington vào tháng 9/2015.

Trực thăng tấn công Apache trong Không quân Ấn Độ.

Trong khi đó, bốn chiếc trực thăng tấn công Apache cũng mới được hãng Boeing của Mỹ chuyển giao hồi giữa năm 2019. Đây là những chiếc đầu tiên trong hợp đồng 22 chiếc cho phía nhà sản xuất Mỹ ký với Không quân Ấn Độ hồi năm 2015.

Dù được giới quân sự Mỹ đánh giá là những dòng trực thăng quân sự tối tân hàng đầu thế giới hiện nay nhưng thành tích trong thực chiến giữa Apache với dòng trực thăng cũ của Nga là Mi-35 đã không như quảng bá.

Hồi năm 1999, AH-64D Apache đã bị đánh bại trong không chiến bởi một chiếc Mi-35 của Serbia. Trong tình huống này, chiếc Mi-35 đã bắn hạ một trực thăng АН-64D và một trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk của Mỹ tham gia vào chiến dịch giải cứu phi công chiếc tiêm kích F-16 bị bắn rơi.

Đáng chú ý là thành tích này được lập trong một trận không chiến ban đêm, mặc dù Mi-35 vốn được sản xuất vào năm 1986 thua kém về trang bị so với chiếc АН-64D hiện đại bắt đầu được đưa vào sản xuất vào năm 1993.

Ưu thế duy nhất của Mi-35 là các tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm có tầm bắn 7 km.

 

Ở đây, trang bị hiện đại của AH-64 đã làm hại chính nó. Chiếc Apache có radar nhìn vòng, Serbia đã phát hiện được bức xạ của radar này và bí mật tiếp cận theo phương vị đến cự ly 6.700 m và phóng 1 tên lửa Shturm.

Sau khi tiêu diệt chiếc Apache, chiếc Mi-35 của Serbia đuổi theo và bắn hạ luôn chiếc UH-60.

Thành tích tồi tệ của Apache không chỉ dừng lại ở đó, ngày 22/7/2002, một chiếc Mi-35 của Triều Tiên đã bắn hạ một chiếc АН-64 của Hàn Quốc, thắng lợi đã được xác nhận 100%.

Ban đầu, Hàn Quốc phủ nhận việc trực thăng của mình bị bắn hạ và khẳng định rằng, nó rơi là do trục trặc của hệ thống bay bám địa hình.

Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ đã tiến hành điều tra độc lập và phát hiện trong các mảnh xác chiếc Apache các thanh volfram được dùng làm mảnh sát thương ở tên lửa của Mi-35. Và điều này đã chứng minh Apache chính là nạn nhân của Mi-35.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm