Quốc tế

Chuyên gia: Tên lửa diệt hạm Mỹ không mạnh như công bố

Để đánh chìm chiếc tàu cũ lớp Oliver Hazard Perry, Hải quân Mỹ phải dùng đến 3 loại tên lửa mạnh nhất với tổng số hơn 10 quả.

S-500 đủ khiến toàn bộ vũ khí Mỹ mù / Kho vũ khí mới đáng sợ của máy bay B-52

Hôm 15/8, trong Cuộc tập trận Đánh chìm (SINKEX) ngoài khơi Hawaii, một phần của Cuộc tập trận Quy mô lớn 2021 đang diễn ra, Mỹ đã phải huy động số lượng lớn tên lửa để đánh chìm chiếc tàu mục tiêu.

Theo đó, tiêm kích F/A-18 Super Hornet đã phóng 3 quả AGM-154, bốn quả tên lửa NSM phóng từ xe quâ sự, máy bay trinh sát săn ngầm P-8A cũng phóng 4 quả tên lửa Harpoon. Cùng với đó còn có 2 quả ngư lôi hạng nặng Mk-48 được phóng từ tàu ngầm.

Lĩnh trọn số vũ khí diệt hạm khổng lồ và phải sau nhiều giờ, chiếc tàu cũ Oliver Hazard Perry mới dần dần chìm xuống đáy biển.

Chuyen gia: Ten lua diet ham My khong manh nhu cong bo
Chiếc tàu mục tiêu Oliver Hazard Perry bị tấn công.

Theo chuyên gia quân sự Mỹ Tyler Rogoway, dù mục tiêu đã bị đánh bại nhưng với màn trình diễn này, người ta không thể không nghi ngờ về sức mạnh của những vũ khí diệt hạm tiêu chuẩn hiện nay của Hải quân Mỹ.

Bởi tất cả những vũ khí dùng trong tập trận đều được Mỹ quảng bá rằng chỉ cần 1 quả cũng đủ sức đánh chìm chiến hạm lớn hơn cả chiếc Oliver Hazard Perry. Điều đó cho thấy, tuyên bố của Mỹ không chính xác so với thực tế.

"Nếu trong thực chiến, không một chiếc tàu chiến đối phương nào chịu đứng yên hứng đòn như vậy. Rất có thể khi mải tấn công bằng vũ khí không thực sự mạnh, máy bay hoặc tàu chiến Mỹ đã phải lĩnh đòn đánh trả đau của đối thủ", chuyên gia Mỹ viết.

Trong Hải quân Mỹ, tên lửa Harpoon có thể được phóng từ tàu nổi, tàu ngầm, các khẩu đội phòng không ven biển cũng như từ các máy bay hải quân như F/A-18A-F, máy bay chống ngầm Lockheed P-3C Orion, P-8A và máy bay do thám.

Việc phóng Harpoon từ tàu chiến, tàu ngầm và hệ thống phòng thủ ven bờ phải cần đến bộ phận đẩy phụ, trong khi việc phóng tên lửa này từ trên không sẽ không cần bộ phận hỗ trợ đẩy và động cơ sẽ được kích hoạt ngay sau khi tách khỏi máy bay.

 

Năm 1998, một bản nâng cấp tiên tiến cho tên lửa Harpoon đã được phát triển. Tên lửa Harpoon Block II này được tích hợp tính năng dẫn đường quán tính hỗ trợ bởi GPS, cho phép tên lửa có khả năng chống hạm và tấn công đất liền.

Tuy nhiên, phiên bản Block II không được Hải quân Mỹ sử dụng nhưng lại được tích hợp trên các máy bay F-16 của nước ngoài và hiện đang được tích hợp trên các máy bay F-15 của nước ngoài.

Loại tên lửa phóng từ trên không sử dụng một bộ tăng áp phản lực Teledyne và có chiều dài tổng thể 3,8 m. Trong khi loại phóng từ mặt đất và tàu ngần sử dụng nhiên liệu rắn, có chiều dài 4,6 m. Các loại tên lửa này đều có sải cánh dài gần 1m, kèm theo cánh phụ.

Vào tháng 2/2021, hãng Boeing thông báo sẽ làm việc để đưa Harpoon trở lại biên chế lực lượng tàu ngầm của Hải quân Mỹ sau hơn 20 năm vắng bóng.

Hồi giữa tháng 6/2021, Boeing đã nhận được hợp đồng trị giá 10,9 triệu USD từ Bộ Chỉ huy các hệ thống trên Biển của Hải quân Mỹ để tân trang 16 đầu đạn tên lửa Harpoon và 4 khoang chứa tên lửa Harpoon Block 1C dùng cho tàu ngầm.

 

Hợp đồng trên dự kiến được hoàn thành vào tháng 12/2022. Tên lửa UGM-84A Harpoon Block 1C sẽ được tích hợp trên các tàu ngầm lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ.

Boeing cho biết, hiện có hơn 600 tàu, 180 tàu ngầm, 12 loại máy bay khác nhau cùng một số phương tiện phóng trên đất liền trên khắp thế giới được tích hợp tên lửa Harpoon. Loại vũ khí đóng vai trò nền tảng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh vẫn đang sẵn sàng cho những thách thức mới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm