Quốc tế

Động cơ AL-51F1 giúp Su-57 trở thành tiêm kích thế hệ năm nhanh nhất thế giới?

Động cơ AL-51F1 đang hoàn thành những bài kiểm tra cuối cùng để bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.

Binh sĩ Nga ca ngợi xe chiến đấu bộ binh BMP-3 sau khi bị Ukraine gọi là 'thiết giáp thảm họa' / Tàu ngầm hạt nhân Borei bội phần nguy hiểm khi nhận vai trò 'kho tên lửa hành trình'

Động cơ AL-51F1 (tên gọi cũ Izdeliye 30) là một trong những thành phần quan trọng nhất của tiêm kích Su-57 Felon, khi thay thế loại AL-41F1S hiện tại, nó sẽ giúp chiếc Felon thực sự đạt chuẩn chiến đấu cơ thế hệ năm.

Động cơ AL-51F1 (tên gọi cũ Izdeliye 30) là một trong những thành phần quan trọng nhất của tiêm kích Su-57 Felon, khi thay thế loại AL-41F1S hiện tại, nó sẽ giúp chiếc Felon thực sự đạt chuẩn chiến đấu cơ thế hệ năm.

Động cơ AL-51F1 dự kiến sẽ được tích hợp trên phiên bản cải tiến của tiêm kích tàng hình Su-57 Felon, đây là những máy bay thuộc lô sản xuất trong nửa cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.

Trước diễn biến trên, Tạp chí Military Watch (MW) của Mỹ đánh giá, tiêm kích Su-57 Felon sau khi được nâng cấp có thể trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nhanh nhất thế giới.

Hiện tại mặc dù giới chuyên môn chưa biết nhiều về khả năng của động cơ AL-51F1 dự kiến tích hợp trên tiêm kích Su-57, nhưng có dự đoán cho biết nó sẽ giúp chiếc tiêm kích khi đạt tới tốc độ vượt quá Mach 2 khi không cần bật chế độ tăng lực.

 

Ấn phẩm MW nhấn mạnh, hiện tại mặc dù nhiều tiêm kích chiến thuật có khả năng vượt tốc độ Mach 2, tuy nhiên chúng cần phải bật chế độ đốt sau của động cơ để đạt được thông số nói trên.

Trong khi đó, động cơ AL-51F1 thế hệ mới sẽ mang lại cho tiêm kích tàng hình thế hệ năm Su-57 khả năng phản ứng tốt hơn trước các mối đe dọa, có mặt tại các điểm nóng nhanh hơn nhiều và không bị suy giảm tầm hoạt động.

Việc sử dụng chế độ tăng lực của động cơ sẽ đốt cháy nhiên liệu nhanh hơn nhiều so với bình thường, khiến hầu hết các chiến đấu cơ không thể bay siêu âm trong thời gian dài vì sẽ làm giảm tầm hoạt động của chúng, Su-57 với AL-51F1 sẽ tránh được nhược điểm trên.

 

“Vào thời điểm hiện nay, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm duy nhất đã được sản xuất hàng loạt có khả năng duy trì tốc độ siêu âm liên tục chính là chiếc Chengdu J-20 của Trung Quốc".

"Tuy nhiên cần lưu ý, J-20 chỉ có thể duy trì tốc độ siêu âm vượt quá Mach 1 một chút. Còn đối với Tiêm kích F-35 Lightning II, nó không thể đạt tới tốc độ siêu âm nếu chưa sử dụng chế độ bật tăng lực", tờ MW viết rõ.

Không chỉ có vậy, so với AL-41F1F, động cơ AL-51F1 thế hệ mới được tối ưu hóa cho khả năng tàng hình khi trang bị vòi phun với các cánh có răng cưa để giảm tín hiệu phản xạ radar cũng như dấu hiệu hồng ngoại.

 

"Lực đẩy mà động cơ AL-51F1 mang lại ước tính sẽ cao hơn khoảng 8% so với đối thủ cạnh tranh tương tự do Mỹ sản xuất, đó chính là động cơ F119 lắp đặt trên tiêm kích tàng hình F-22 Raptor".

"Không chỉ có vậy, động cơ AL-51F1 còn có ưu điểm khác đó là yêu cầu thời gian bảo trì thấp hơn nhiều khi đặt cạnh F119, khả năng kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) còn mang lại ưu thế vượt trội khi không chiến quần vòng".

"Hiện tại, tầm hoạt động của tiêm kích Su-57 Felon đã cao gần gấp đôi so với các đối thủ cạnh tranh như F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ, nhưng động cơ AL-51F1 còn khiến tầm bay tăng thêm gần 10%", tờ MW kết luận.

 

Tuy vậy nhiều chuyên gia hàng không cũng lưu ý những thông số trên mới chỉ là tuyên truyền một chiều từ phía Nga, sẽ cần thêm thời gian để xác thực "tính năng vượt trội" của động cơ AL-51F1.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm