Quốc tế

EurAsian Times: Mỹ mang tên lửa hạt nhân đến gần, Nga sắp mất bộn tiền vào một thứ

Moscow đưa ra cảnh báo mới chỉ vài tháng sau khi Nga và Trung Quốc đưa ra lời kêu gọi chung tương tự như vậy trong cuộc gặp cấp cao hồi tháng Hai.

Điện Kremlin bỏ ngỏ khả năng cắt đứt quan hệ ngoại giao với phương Tây / Hé lộ nguyên nhân Mỹ bí mật thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm

Ý định của Mỹ

Theo tờ EurAsian Times, suốt một thời gian dài, Mỹ và Nga đã bị hạn chế bởi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF), trong đó hạn chế việc phát triển và triển khai các tên lửa có tầm bắn từ 500-5.000km. Việc Mỹ quyết định rút khỏi hiệp ước cách đây 3 năm đã gây lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang thời hiện đại.

Trước những lo ngại này, ông Dmitry Polyansky – Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên Hợp Quốc (LHQ) - gần đây trong cuộc họp của Ủy ban Giải trừ quân bị LHQ đã cảnh báo rằng Mỹ nên từ bỏ kế hoạch triển khai trên bộ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn tại châu Âu, cũng như tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

"Lầu Năm Góc đang tiếp tục thực hiện các quyết định liên quan tới việc triển khai trên bộ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn hơn mức này ở châu Âu, cũng như khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Washington thể hiện sự thận trọng và từ bỏ những kế hoạch như vậy" – Hãng tin Sputnik dẫn lời ông Polyanskiy.

Tuyên bố trên của Nga được đưa ra chỉ vài tháng sau khi Nga và Trung Quốc đưa ra lời kêu gọi chung tương tự như vậy trong cuộc gặp cấp cao vào tháng Hai.

Hai nước cho biết Mỹ "đã xúc tiến việc phát triển các tên lửa đất-đối-không tầm trung và tầm ngắn", đồng thời nhấn mạnh rằng "tham vọng của Mỹ nhằm triển khai các tên lửa này ở châu Á-Thái Bình Dương, và châu Âu sẽ làm gia tăng ‘căng thẳng và mất lòng tin’, làm tăng nguy cơ đối với an ninh quốc tế và khu vực".

EurAsian Times: Mỹ mang tên lửa hạt nhân đến gần, Nga sắp mất bộn tiền vào một thứ - Ảnh 1.
Tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc. Ảnh: Twitter

Tuyên bố chung Nga-Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại rằng Mỹ đang xem xét triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo trên khắp thế giới. Đáng nói, có một điều quan trọng cần lưu ý là, trong khi Mỹ và Nga trước nay bị hạn chế chương trình tên lửa theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung, thì Trung Quốc chưa bao giờ tham gia bất cứ thỏa thuận nào như vậy.

Trung Quốc đã phát triển một số loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn mà Mỹ cho rằng có thể đe dọa các phương tiện/cơ sở của họ ở Thái Bình Dương. Do vậy, Washington cho biết họ đã cân nhắc sự cần thiết của việc triển khai các hệ thống ngăn chặn để răn đe đối thủ.

Tháng 3/2021, ông Philip Davidson - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương khi ấy tuyên bố, tên lửa tầm xa và các tổ hợp phòng thủ tên lửa và những thứ cần thiết trong khu vực để chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc.

Kể từ khi từ bỏ Hiệp ước INF, vào năm 2019, Mỹ đã xem xét lại các kế hoạch tên lửa của mình với lý do Nga vi phạm thỏa thuận.

Nga thì chỉ trích rằng Mỹ đang vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân vì vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Mỹ đang được lưu giữ tại các quốc gia châu Âu phi hạt nhân hóa, những vũ khí đó, và các phương tiện dùng để triển khai chúng, thậm chí còn đang được nâng cấp. Tuy nhiên, phía Nga không nói rõ các loại vũ khí được đề cập.

 

Lý do khiến Nga-Trung lo ngại

Vào ngày 2/8/2021, gần 31 năm sau khi hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga Reagan và Gorbachev ký Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung, Moscow và Washington đã hoàn tất quá trình rút khỏi hiệp ước này.

Lực lượng của hai nước giờ đây được tự do phát triển tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo trên bộ có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa từ 310-3.400 dặm bằng đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường.

Năm 2014, Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước INF. Moscow được cho là đã sản xuất tên lửa 9M729 – một loại tên lửa hành trình tầm trung phóng từ mặt đất. Ngoài ra, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tin rằng sự vắng mặt của Trung Quốc trong Hiệp ước này khiến Mỹ gặp bất lợi.

Giờ đây, quân đội Mỹ dự định hồi sinh các tên lửa đất-đối-không, vừa để cung cấp cho lực lượng trên bộ các phương thức linh hoạt hơn để tấn công mục tiêu tầm xa hoặc các khẩu đội tên lửa của đối phương, vừa cho phép triển khai thêm sức mạnh trên không.

 

EurAsian Times: Mỹ mang tên lửa hạt nhân đến gần, Nga sắp mất bộn tiền vào một thứ - Ảnh 2.
Hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục quân Mỹ. Ảnh: Lockheed Martin

Trong kế hoạch hiện đại hóa "Big Six" của Lục quân Mỹ, "Hỏa lực chính xác tầm xa" được xếp vào hàng ưu tiên lớn nhất.

Kể từ khi Washington rút khỏi Hiệp ước, Quân đội Mỹ đã thực hiện nhiều dự án khác nhau, như nâng cấp một số tên lửa hiện tại lên tên lửa tấn công chính xác tầm bắn 500-600km và tên lửa siêu thanh tầm xa 2.700km để phục vụ các mục tiêu chiến lược hơn.

Một nhóm nghiên cứu từ Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách đã tiến hành phân tích chi phí-lợi ích đối với việc triển khai các tên lửa mới này vào năm 2019, họ cho rằng bước phát triển đó "có thể góp phần vào chiến lược áp đặt chi phí chống lại Trung Quốc và Nga bằng cách ép buộc hai nước này đầu tư nhiều hơn vào các biện pháp phòng thủ và khả năng phục hồi, thay vì dành những nguồn lực tương tự cho những năng lực nhằm triển khai sức mạnh".

Đây có thể được hiểu là lý do đằng sau những lo ngại của Nga và Trung Quốc. Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh hiện nay, khi Nga đang phải hứng chịu nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề từ phương Tây, kế hoạch của Mỹ chắc chắn sẽ ảnh hưởng phần nào đến khả năng của Nga trong việc chế tạo các loại vũ khí tinh vi hơn.

Xung đ?t Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm