Quốc tế

F-35 chỉ đưa được MiG-31 vào tầm ngắm trong tầm nhìn

Việc phương Tây đang hoan hỉ vì "chiến thắng" đầu tiên của F-35 với MiG-31 và Tu-142 của Nga đã xuất hiện nhiều tranh luận trái chiều.

Chuyên gia Nga dự báo tình huống Su-57 đấu F-35 / Báo Na Uy: F-35 đã làm nên "sự kiện lịch sử" khi chặn đứng máy bay quân sự Nga

Theo nhận định của giới chuyên gia, việc Bộ Tư lệnh Không quân Na Uy vừa đưa tin về "một sự kiện lịch sử" F-35 đã "chiến thắng" trước MiG-31 và máy bay Tu-142 của Nga mở ra một kỷ nguyên mới trong cuộc đối đầu giữa Không quân NATO và Nga thực tế không có gì để chứng minh được khả năng đặc biệt của F-35.

F-35 chi dua duoc MiG-31 vao tam ngam trong tam nhin
F-35 Na Uy uôn giữ khoảng cách an toàn với máy bay Nga.

Bởi theo những thông tin được công khai về tình huống được gọi là đánh chặn máy bay Nga, phi đội tiêm kích F-35, F-16 của Na Uy cùng Typhoon của Anh chỉ đưa được máy bay Nga vào tầm ngắm trong tầm nhìn và bám theo những máy bay MiG-31 và Tu-142.

Chỉ với những gì làm được đã đủ mang lại cho không chỉ Na Uy mà tất cả những quốc gia đang vận hành F-35 hoặc đã quyết định mua thấy được sức mạnh của chiến đấu cơ thế hệ 5 này. Thông tin về tình huống "đánh chặn" nói trên được Không quân Na Uy đưa ra.

Trong khi đó, Không quân Nga đã công bố hình ảnh về pha "đánh chặn lịch sử" này và MiG-31 đã cho thấy sức mạnh cùng khả năng linh hoạt tuyệt vời của mình. Cụ thể, khi loạt tiêm kích châu Âu tìm cách áp sát, thì MiG-31 Nga mang tên lửa tầm xa bất ngờ xuất hiện, tăng tốc bay cắt mặt cả F-35, cảnh báo chúng không tiếp cận gần hơn với máy bay Tu-142MK.

Trong khi đó, tình huống gọi là đánh chặn của Na Uy chỉ là F-35 cùng máy bay đi cùng chỉ lặng lẽ bay sau hoặc bay song song ở khoảng cách an toàn. Hạm đội Phương Bắc Nga trước đó thông báo hai chiếc Tu-142 đã bay qua vùng biển quốc tế ở Biển Barents, Biển Na Uy, Biển Bắc và Đại Tây Dương.

Nguồn tin này khẳng định các chuyến bay của Nga đều tuân thủ quy tắc quản lý không phận quốc tế và những tình huống chạm mặt nhau trên không giữa máy bay Nga và NATO tại những khu vực này thường xuyên diễn ra.

 

Nói về tình huống F-35 đưa MiG-31 vào tầm ngắm, chuyên trang hàng không quân sự Aviationist cho rằng: "Đây không phải là chiến công mang tính đặc biệt bởi nó diễn ra ở khoảng cách khá gần và F-35 ngay sau đó phải ngừng hành động đó vì đã nhận được cảnh báo từ phía máy bay Nga".

Trong khi đó, giới quân sự Nga khẳng định, nếu thực hiện động tác tương tự của F-35 tiêm tiêm kích đánh chặn MiG-31 có thể phát hiện và khóa được máy bay tàng hình từ khoảng cách trên 100km và khóa Typhoon và F-16 bay cùng cách xa gần 400km. Đây rõ ràng là điều không thể với dòng máy bay do Mỹ sản xuất.

Trong khi đó, bản thân chiếc F-35 cũng đang tồn tại hàng tá lỗi và điều này được chính người Mỹ thừa nhận. Tờ Business Insider trích phát biểu của một quan chức phụ trách mảng giám sát nhà nước của chính phủ Mỹ nói rằng hiện Lầu năm góc đang phải xử lý 883 lỗi thiết kế, tới một nửa trong số đó đang bị Lockheed Martin khăng khăng bác bỏ.

Nhà sản xuất (Lockheed Martin) từ ​​chối khắc phục những lỗi đã bị các phi công và kỹ sư bảo trì chỉ ra rất nhiều lần. Một trong số lỗi đó- phiên bản hải quân F-35 B cất cánh trên đường băng ngắn và cất hạ cánh thẳng đứng trở nên rất khó điều khiển khi máy bay công kích hoặc hạ độ cao theo góc 20 độ.

Còn những phàn nàn về pháo 25 trên máy bay, có lẽ, đã có từ khoảng 5 năm nay. Tuy vậy, bất chấp mọi nỗ lực hiệu chỉnh thiết bị ngắm bắn, khẩu pháo này vẫn "ngoan cố" bắn trệch mục tiêu. Các phi công phải ngắm lệch một chút về bên trái, và bằng mắt thường, nhưng độ chính xác vẫn rất thấp. Nỗ lực hiệu chỉnh phần mềm không đem lại kết quả - không tìm ra lỗi.

 

Và không lấy gì làm đảm bảo rằng F-35 có thể tấn công trúng đối phương nếu xảy ra tình huống không chiến. Trong khi đánh chặn là thế mạnh của MiG-31 và dòng tiêm kích này của Nga có thể hạ đối phương từ khoảng cách rất xa bằng loại tên lửa nó mang theo trong tình huống áp sát nhau hôm 7/3.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm