Quốc tế

Hé lộ vũ khí giúp Nga vô hiệu hoá hệ thống HIMARS của Mỹ

DNVN - Nhờ sử dụng máy bay không người lái (UAV) Inokhodets làm phương tiện chỉ thị mục tiêu, quân đội Nga đã chặn đứng hệ thống M142 HIMARS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Clip: Tổ hợp phòng không Gepard giúp Ukraine đối phó UAV Nga / Tổng thống Zelensky: 'Ukraine nắm thế chủ động, đẩy nhanh phản công ở phía Nam'

Sau khi tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và quan chức quân sự Nga, hãng thông tấn tiết lộ rằng, quân đội Nga đã thử nghiệm một vai trò mới cho phương tiện bay không người lái (UAV) Inokhodets trong các hoạt động chiến đấu thực tế trên chiến trường Ukraine.

Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga, việc sử dụng UAV với vai trò khác thường sẽ giúp làm giảm hiệu quả một trong những ưu điểm chính của pháo binh Ukraine, đặc biệt là đối với những phương tiện tầm xa và cơ động cao như HIMARS của Mỹ.

Inokhodets là một loại UAV có độ cao trung bình, thời gian bay lâu. Phiên bản xuất khẩu của nó còn được gọi là Orion có trọng lượng cất cánh lên tới 1.000 kg, bán kính chiến đấu 250 km, độ cao 7.500 m và tốc độ bay 200 km/h.

M142 HIMARS.

M142 HIMARS.

Chuyến bay đầu tiên của Inokhodets được thực hiện vào ngày 10/10/2016. Nó đã tham gia vào hoạt động chiến đấu thực tế vào mùa hè năm ngoái, ngay sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Inokhodets bất ngờ “vô hại” trên chiến trường Ukraine

Inokhodets là UAV đa chức năng. Nó có khả năng chụp ảnh và quay video với độ phân giải cao, hoạt động như một trạm radar bay, thu thập thông tin tình báo không dây và thực hiện tình báo điện tử. Đồng thời, nó cũng có khả năng tấn công mạnh mẽ với nhiều loại vũ khí khác nhau.

 

Ngoài các tên lửa chống tăng có điều khiển, UAV này có thể được trang bị các loại bom dẫn đường như KAB-20, KAB-50, bom lượn UPAB-50 và bom rơi tự do FAB-50.

Tuy sức phá hủy của các loại bom này không mạnh bằng bom nặng như FAB-500 hoặc FAB-1000 được thiết kế cho máy bay ném bom, nhiệm vụ của UAV như Orion-E là tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao, chứ không phải là phá hủy toàn bộ khu vực.

Mặc dù vậy, từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ cho đến nay, chỉ có một số chứng cứ trên trang web của Bộ Quốc phòng Nga về việc sử dụng UAV trinh sát-tấn công này trong các hoạt động chiến đấu thực tế.

 

Hồi tháng 3 năm ngoái, quân đội Nga đã công bố video về cuộc tấn công của Inokhodets vào các xe bọc thép của Trung đoàn dân tộc cực đoan Ukraine mang tên Azov trong trận chiến giành quyền kiểm soát thành phố Mariupol, ở phía đông nam tỉnh Donetsk thuộc vùng Donbass.

Từ đó đến nay, các "nhân vật chính" của Nga trong cuộc xung đột với Ukraine chỉ là các UAV chiến thuật nhỏ gọn như Lancet, Geran, Orlan...

Vậy tại sao loại máy bay không người lái đa chức năng hiệu quả này lại “vô hại” trong cuộc xung đột với Ukraine? Có thể Nga chưa sử dụng UAV chiến thuật nhỏ gọn như vậy trên chiến trường hoặc Orion-E có nhược điểm nào đó và đang được nâng cấp?

 

Gần đây, các chuyên gia quân sự Nga đã tiết lộ lý do Inokhodets không được nhắc đến mặc dù đóng vai trò vô cùng quan trọng trên chiến trường.

Lý do chính là quân đội Nga đã sử dụng nó với vai trò đặc biệt khác thường để đạt hiệu quả tối đa trên chiến trường, thậm chí có thể coi nó như một yếu tố làm "tắt điện" lực lượng pháo binh HIMARS của Ukraine và thậm chí cả của Mỹ.

Vai trò mới của Orion-E trên chiến trường

 

Trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, hỏa lực pháo binh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và có thể xem là yếu tố quyết định để giành chiến thắng trên chiến trường bộ. Vì vậy, cả Nga và Ukraine đều quan tâm đặc biệt đến phạm vi tấn công, khả năng tấn công chính xác của các hệ thống pháo binh và khả năng phản pháo.

>> Xem thêm: Tàu ngầm Thuỵ Điển sẽ mang đến cho NATO sức mạnh gì?

Mỹ và NATO đã cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine nhiều loại hệ thống pháo binh khác nhau, đặc biệt là hệ thống HIMARS. Sự kết hợp của pháo binh M142 HIMARS Mỹ với tầm bắn xa, độ chính xác cao và khả năng di chuyển linh hoạt đã gây ra rất nhiều tổn thất cho Quân đội Nga ở các khu vực tiền tuyến và sau chiến tuyến.

 

Vì vậy, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Quân đội Nga sau hơn một năm tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là ngăn chặn các cuộc tấn công từ HIMARS, sau đó là tiêu diệt các hệ thống pháo binh di động cao mà Mỹ đã cung cấp cho Quân đội Ukraine.

>> Xem thêm: Gần như tất cả dữ liệu Mỹ chia sẻ với Ukraine đều rơi vào tay Nga

Đối với lực lượng pháo binh Nga, hệ thống pháo tự hành 152mm Giatsint có trách nhiệm tác chiến phản pháo. Các chỉ huy pháo Giatsint nhận chỉ thị mục tiêu từ lực lượng trinh sát mặt đất, radar phản pháo, UAV trinh sát quân sự và thậm chí các thiết bị bay không người lái thương mại như Flycam hay quadcopter.

 

Một chỉ huy của một sư đoàn pháo binh thuộc Quân đoàn 1 của Nga đã giải thích rằng pháo tự hành Giatsint có thể bắn tới khoảng cách 30km và sử dụng đạn dẫn đường Krasnopol bằng laser. Nếu có máy bay không người lái, những chiếc UAV này sẽ chỉ thị mục tiêu để pháo Giatsint tấn công.

>> Xem thêm: Quân đội Ukraine không thể tiếp cận các công sự của Nga trong cuộc tấn công

Tuy nhiên, các UAV chiến thuật như Orlan có phạm vi hoạt động hạn chế và khả năng theo dõi mục tiêu di động kém. Chúng có thể giúp lực lượng pháo binh Nga tiêu diệt pháo binh di động triển khai tĩnh hoặc có khả năng di chuyển thấp, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn các hệ thống pháo binh di động cao như HIMARS.

 

Sự sử dụng của UAV Inokhodets làm phương tiện chủ yếu trong hoạt động giám sát và chỉ thị mục tiêu từ xa đã khiến các hệ thống pháo binh di động cao của Ukraine bị tiêu diệt, đồng thời làm tăng hiệu suất phản pháo của Nga một cách đáng kể. Đây cũng là lý do khiến hầu hết các hệ thống HIMARS của Ukraine đã bị tiêu hủy trong nửa năm qua.

>> Xem thêm: Nhà báo Đức: Ukraine làm cả phương Tây thất vọng

Một chỉ huy sư đoàn pháo binh Nga đã tuyên bố rằng nếu có một chiếc UAV Orion-E hiện diện trong phạm vi 50km của tiền tuyến, Quân đội Nga có thể hoàn toàn bỏ qua lực lượng pháo binh Ukraine. Trong thời gian tới, chắc chắn sẽ có thêm nhiều chiếc Inokhodets xuất hiện trong khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt này.

 

Xung đột Nga - Ukraine
PT (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm