Quốc tế

Tàu ngầm Thuỵ Điển sẽ mang đến cho NATO sức mạnh gì?

Khi Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nước này sẽ giúp liên minh khắc phục lỗ hổng ở phía Tây Bắc châu Âu - Biển Baltic, tuyến đường biển chung với Nga nhưng lại bị hạn chế trong việc tiếp cận các cảng ở 8 quốc gia, trong đó có Đức.

Cận cảnh UAV Lancet của Nga đánh thẳng vào trạm tác chiến điện tử của Ukraine / Khoảnh khắc tên lửa Iskander của Nga đánh trúng cây cầu ở Kherson

Chú thích ảnh
Tàu ngầm Thụy Điển HMS Gotland đỗ tại cảng ở căn cứ hải quân Karlskrona. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, chìa khóa của Thụy Điển trong việc duy trì các vùng biển có thể đi lại được trong một cuộc xung đột là hạm đội tàu ngầm hàng đầu thế giới của họ. Các nhà phân tích chỉ ra Thuỵ Điển đang nắm giữ một số tàu ngầm thông dụng tiên tiến nhất từng được chế tạo.

Một quan chức NATO tiết lộ: “Hạm đội tàu ngầm Thụy Điển đã chuẩn bị sẵn sàng trong môi trường này và sẽ bổ sung đáng kể vào năng lực tàu ngầm tổng thể của NATO ở Baltic”.

Biển Baltic có độ sâu trung bình khoảng 60 m đã khiến nơi đây không phù hợp cho các hoạt động của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân chiếm phần lớn hạm đội Nga và toàn bộ tàu của hải quân Mỹ.

Thụy Điển đang sở hữu 3 tàu ngầm lớp Gotland tiên tiến và dự kiến hai tàu A26 thiết kế mới được chuyển giao vào năm 2027 và 2028. Tổng cộng, Thuỵ Điển sẽ có 5 chiếc tàu ngầm vào cuối thập kỷ này.

Vậy điều gì khiến các tàu ngầm của Thuỵ Điển mạnh đến vậy?

 

Đó chính là kinh nghiệm. Từ nằm 1904, Thụy Điển đã vận hành tàu ngầm ở Baltic. Không có một quốc gia láng giềng nào hoạt động dưới nước nhiều như Thụy Điển. Chỉ huy đội tàu ngầm Fredrik Linden cho biết: “Chúng tôi có chuyên môn khu vực, giúp lấp đầy khoảng trống năng lực mà NATO không có”.

Bên cạnh đó, Baltic cũng là một tuyến đường hàng hải phức tạp. Với rất nhiều con sông đổ ra cùng lúc, nước biển có độ mặn rất khác nhau. Những điều này có thể làm thay đổi cả độ nổi của tàu ngầm lẫn cách âm thanh di chuyển dưới nước và cần có kiến thức bản địa để điều hướng thành công.

Tàu ngầm của Thụy Điển có thể ở dưới nước hàng tuần. Khi lặn dưới sâu, tàu ngầm thông thường chạy bằng pin năng lượng. Hầu hết các tàu cần phải nổi lại lên mặt nước sau một vài ngày để chạy bằng động cơ diesel, có thời gian sạc lại pin.

Nhưng các tàu ngầm Thụy Điển có oxy lỏng dự trữ trong các bình chứa trên tàu để chạy động cơ diesel dưới nước, tạo thời gian sạc lại pin, nhờ đó chúng có thể lặn lâu hơn và giảm nguy cơ bị phát hiện.

>> Xem thêm: Gần như tất cả dữ liệu Mỹ chia sẻ với Ukraine đều rơi vào tay Nga

 

Sebastian Bruns, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chính sách An ninh tại Đại học Kiel, cho biết trong 30 hoặc 40 năm nữa hoặc có thể sớm hơn, chiến tranh dưới nước sẽ có nhiều khả năng nổ ra. Dự đoán trước được điều đó, Thụy Điển đã đặt hàng hai tàu ngầm mới, dự kiến được giao vào năm 2027 và 2028.

Tàu ngầm mới có tên gọi A26, do SAAB Kockums chế tạo, sẽ lớn hơn về kích thước và linh hoạt hơn tàungầm lớp Gotlands. Hai tàu mới cũng có một tính năng độc đáo: khóa lặn đường kính 1,5 mét, được gọi là cổng đa nhiệm vụ, ở mũi tàu.

>> Xem thêm: Quân đội Ukraine không thể tiếp cận các công sự của Nga trong cuộc tấn công

Điều này sẽ cho phép các phương tiện điều khiển từ xa (ROV), phương tiện tự hành hoặc nhóm thợ lặn ra vào dễ dàng. Theo chuyên gia Bruns, đặc điểm này giúp tàu ngầm trở thành phương tiện lý tưởng cho chiến tranh dưới đáy biển, chẳng hạn như giúp bảo vệ hoặc phá hủy các đường ống hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng khác dưới đáy biển.

“Chiến tranh dưới đáy biển là vấn đề nóng nhất hiện nay đối với giới hải quân”, ông Bruns đề cập đến vụ nổ đã phá hỏng đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Bắc năm 2022.

 

>> Xem thêm: Nhà báo Đức: Ukraine làm tất cả phương Tây thất vọng

ROV có thể thực hiện các nhiệm vụ như thu hồi hoặc đặt vật thể dưới đáy biển, quét các khu vực rộng lớn hoặc đặt hoặc phá hủy mìn. Chúng cũng có thể lặn sâu hơn tàu ngầm thông thường.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm