Quốc tế

Hệ thống S-500 của Nga có gì đặc biệt khiến phương Tây đứng ngồi không yên?

Lực lượng Phòng không Nga sẽ được tăng cường năng lực cần thiết trong năm nay, trong đó bao gồm cả hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 mới giữa bối cảnh xung đột tiếp diễn ở Ukraine.

Anh muốn tăng tốc độ sản xuất tên lửa Storm Shadow / Mỹ hối thúc các đối tác cung cấp thêm tên lửa Patriot cho Ukraine

"Năm nay quân đội sẽ nhận được những bộ phận đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không S-500 thế hệ mới với 2 phiên bản - hệ thống tên lửa phòng không tầm xa và hệ thống phòng thủ tên lửa, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho hay trong cuộc họp báo ngày 23/4.

Ngoài ra, ông Shoigu cho biết, các nhà sản xuất quốc phòng sẽ cung cấp các hệ thống S-400, S-300V4, Buk-M3, Tor-M2U mới và các hệ thống radar thế hệ mới, nhằm tăng cường lá chắn phòng không và phòng thủ tên lửa tích hợp của Nga.

he thong s-500 cua nga co gi dac biet khien phuong tay dung ngoi khong yen hinh anh 1

Tổ hợp S-500. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Lực lượng phòng không Nga sẽ cần mọi sự hỗ trợ mà họ có thể nhận được trong những tháng tới, đặc biệt sau khi Mỹ và Anh tuần này thông qua hàng tỷ USD hỗ trợ vũ khí mới cho Ukraine, trong đó có tên lửa hành trình Storm Shadow và có thể là tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.

S-500 Prometey (nghĩa đen là Prometheus - Thần lửa trong thần thoại Hy Lạp cổ đại) là hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không cơ động trên đường do nhà sản xuất Almaz-Antey chế tạo. S-500 có tầm bắn lên tới 600km và khả năng phát hiện mục tiêu ở khoảng cách lên tới 800km. Hệ thống này có thể đồng thời nhắm vào 10 mục tiêu tên lửa đạn đạo siêu thanh đang bay với vận tốc lên tới 7km/s. Nó cũng có thể tấn công các mục tiêu đang bay ở tốc độ siêu thanh (lên tới Mach10, tương đương với 12.348km/h).

Tầm bắn của S-500 đủ để vô hiệu hóa tên lửa, tàu vũ trụ hoặc các vũ khí quỹ đạo của đối phương trong không gian ở quỹ đạo Trái Đất thấp. Tên lửa đánh chặn của hệ thống này cơ động trong quá trình bay và có các thành phần radar độc lập trên hệ thống khiến chúng có thể thực hiện các cuộc tấn công động học. S-500 có thể được tích hợp vào một mạng lưới phòng không và phòng thủ tên lửa cùng với S-400, S-300VM4, S-350 Vityaz và các hệ thống khác.

Lịch sử phát triển
Quá trình phát triển hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa dòng S thế hệ thứ năm của Almaz-Antey bắt đầu vào năm 2002, thời điểm Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo với Nga và bắt đầu thử nghiệm các hệ thống này cũng như năng lực tấn công hàng loạt bằng vũ khí theo quy ước. Công việc phát triển ban đầu được cho là được thực hiện dưới mật danh Vlastelin (nghĩa là "Chủ quyền" hoặc "Chủ nhân").

Công việc thiết kế sơ bộ được hoàn thành vào năm 2011 với thiết bị nguyên mẫu được sản xuất từ năm 2013 để thử nghiệm và một loạt tên lửa mới dành riêng cho hệ thống này được tạo ra vào năm 2014 - 2015. Công việc phát triển được hoàn thành vào cuối những năm 2010 sau khi hệ thống này bắt đầu được quân đội thử nghiệm nghiêm ngặt. Lữ đoàn S-500 đầu tiên đã được được chuyển đến Lực lượng Hàng không Vũ trụ Mục đích Đặc biệt 15 - chịu trách nhiệm bảo vệ Moscow và trung tâm nước Nga vào mùa thu năm 2021 trong khi Tổng Giám đốc Almaz-Antei Yan Novikov xác nhận vào mùa xuân năm 2022 rằng việc sản xuất hàng loạt đang được tiến hành.

Thành phần

Giống như các hệ thống khác cùng loại, S-500 không chỉ bao gồm các bệ phóng mà còn một hệ thống các thiết bị phức tạp đi kèm (có thể được kết hợp theo nhu cầu), trong đó bao gồm 1 hoặc nhiều radar phát hiện mục tiêu, thiết bị gây nhiễu, trạm chỉ huy, một hoặc nhiều phương tiện nạp đạn.

 

Do thiết kế của S-500 là để sử dụng ở tầm xa chống lại tên lửa, chiến đấu cơ, tàu vũ trụ và hầu như không có tác dụng chống lại các mối đe dọa tầm ngắn nên hệ thống này là mục tiêu có giá trị cao và lý tưởng nhất là luôn phải có các hệ thống phòng không tầm ngắn như Buk, Pantsir-S hoặc các hệ thống khác đi kèm để bảo vệ.

Cấu hình của S-500 có thể bao gồm các phương tiện phóng 77P6 chứa tên lửa phòng không. Có thể dễ dàng phân biệt S-500 với S-400 và các phương tiện phóng thuộc dòng S khác nhờ trọng tải thùng phóng kép, thay vì thùng bốn ống phóng như thông thường. Ngoài ra còn có xe chỉ huy 55K6MA hoặc 85Zh6-1/85Zh6-2; radar quản lý chiến đấu và thu thập mục tiêu cảnh báo sớm 91N6A(M); radar thu thập dữ liệu 96L6-1 và/hoặc radar mảng pha chủ động tấn công ABM 76T6/77T6; radar dò độ cao di động 96L6 (tùy chọn); hệ thống kiểm soát phòng thủ tên lửa và phòng không tiên tiến 97L6 (tùy chọn) cùng cột tháp điều khiển di động đa năng 40V6MT (tùy chọn).

Tên lửa

Một thế hệ tên lửa phòng không và chống tên lửa mới đã được phát triển dành riêng cho S-500. Theo thông tin công khai, tên lửa được hệ thống sử dụng bao gồm: tên lửa đánh chặn 77N6-N và 77N6-N1 được đưa vào sử dụng năm 2022 và được phát triển bởi MKB Fakel, một công ty con của Almaz-Antey với hơn 70 năm kinh nghiệm phát triển tên lửa đất đối không dẫn đường; cùng với tên lửa phòng không 40N6M.

Khả năng

Các nhà quan sát quân sự Nga và nước ngoài đều đồng ý rằng các đặc điểm của S-500 khiến nó trở thành hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không phức tạp nhất thế giới.

"S-500 là một tổ hợp robot. Ở chế độ tự động và với các yếu tố trí tuệ nhân tạo, nó có thể xác định loại mục tiêu, phân biệt bạn và thù, lựa chọn loại tên lửa cần thiết và bắn chúng. Tất cả những điều này được thực hiện dưới sự kiểm soát của người điều khiển nhưng có thể diễn ra ở chế độ hoàn toàn thủ công khi mỗi chức năng được người điều khiển thực hiện hoặc trong chế độ tự động", chuyên gia quân sự Nga Yuri Knutov cho hay trong một phân tích năm 2022.

 

S-500 là một công cụ quan trọng để Nga tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa và phòng không, có thể giúp bảo vệ các thành phố khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù, nhà quan sát các vấn đề quốc phòng Alexander Khrolenko nhận định.

he thong s-500 cua nga co gi dac biet khien phuong tay dung ngoi khong yen hinh anh 2

Hệ thống S-500 của Nga (Ảnh: Reuters)

"Nó có thể là tổ hợp dẫn đầu cùng với các tổ hợp S-400, S-350 Vityaz, S-300 và Pantsir. Giá trị lớn nhất của S-500 với khả năng chống tên lửa là nó có thể được triển khai trước để bảo vệ các thành phố có dân số hơn 1 triệu người cũng như các cơ sở hành chính và quân sự quan trọng nhất", ông Khrolenko đánh giá.

"Là một phần của chương trình vũ khí nhà nước kéo dài đến năm 2025, chúng tôi có kế hoạch mua 5 tổ hợp S-500 để kết hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa A-135 đang hoạt động ở trung tâm nước Nga. Trong tương lai, S-500 phóng từ mặt đất sẽ có phiên bản dành cho tàu chiến", nhà quan sát này tiết lộ.

"Theo khái niệm "Tấn công toàn cầu nhanh chóng", Mỹ có thể bắn 6.000 tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào đối phương chỉ trong một loạt đạn. Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Nga, khái niệm này có đầy đủ ý nghĩa. Việc Lầu Năm Góc và NATO bất ngờ sử dụng tên lửa hành trình và ICBM nhằm vào lãnh thổ Liên bang Nga sẽ bị các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không làm chệch hướng. Đồng thời, việc trả đũa đối phương bằng tên lửa siêu thanh, tên lửa hành trình và tên lửa liên lục địa sẽ diễn ra. Theo ông Khrolenko, ở đây, S-500 đóng vai trò là thành phần chính của lá chắn phòng không Nga và là “bước đột phá công nghệ mới ở quy mô vũ trụ”.

 

Các nhà quan sát nước ngoài cũng đồng ý với một phân tích của Tạp chí Military Watch vào năm 2022 khi cho rằng S-500 sẽ tăng cường sức mạnh lên gấp nhiều lần cho Lực lượng Phòng không Nga, nâng cao khả năng tiêu diệt các mối đe dọa tên lửa và các mối đe dọa trong không gian cũng như các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm như F-22 và F-35.

Ông Knutov cho rằng để Mỹ sở hữu hệ thống có được khả năng tương tự như S-500, các kỹ sư của nước này sẽ cần phải kết hợp và sau đó nâng cấp một số hệ thống hiện có.

“Để tổ hợp hoạt động tốt trước các mục tiêu trên không và tên lửa đạn đạo, Mỹ cần kết hợp tổ hợp Aegis Ashore trên mặt đất với hệ thống tên lửa Patriot hoặc tổ hợp THAAD với tổ hợp Patriot. Điều này sẽ tốn kém và không hiệu quả lắm, đặc biệt vì THAAD chỉ hoạt động ở một số khu vực hỏa lực nhất định. Để thay đổi khu vực bắn, cần phải dỡ bỏ và triển khai lại trạm theo hướng mong muốn”.

Mặt khác, S-500 có khả năng triển khai nhanh chóng và sẵn sàng được sử dụng chỉ trong một vài phút, đóng gói và rời đi nhanh gọn để tránh bị phát hiện và tấn công sau khi phóng tên lửa. Bên cạnh đó, tầm bắn 600km của S-500 cao gấp 3 lần khả năng của THAAD hoặc Patriot.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm